Top 10 bàn phím không dây Logitech tốt nhất 2024
Bàn phím là một thiết bị phần cứng mà rất nhiều máy tính cần sử dụng. Không chỉ máy tính, ngày nay, nhiều bạn trẻ lại sử dụng bàn phím máy tính cho cả Tablet và điện thoại di động. Những thiết bị ngoại vi này, tuy không được bán kèm với máy nhưng lại là một vật dụng vô cùng quan trọng, cần thiết cho công việc của nhiều người. Và để có thể thuận tiện mang đi khắp nơi, người dùng thường chọn những bàn phím không dây. Vậy bàn phím không dây là gì và bàn phím không dây Logitech nào tốt? Hãy cùng Techaz.vn tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Bàn phím là gì?
Bàn phím máy tính là một thiết bị ngoại vi vô cùng quan trọng đối với người dùng. Nó là phương tiện giúp người sử dụng có thể giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính. Bàn phím là một thiết bị không thể thiếu, thậm chí, nếu không có nó thì máy tính của bạn sẽ báo lỗi và sẽ không khởi động.
Chiếc bàn phím đầu tiên là sản phẩm của một nhà phát minh người Mỹ tên Christopher Latham Sholes. Nó xuất hiện lần đầu tiên ngày 1/7/1874 -142 năm trước. Kể từ khi ra đời cho đến nay, bàn phím đã trải qua rất nhiều hình dạng, và nó có thiết kế với khá nhiều ngôn ngữ. Hơn nữa, cách bố trí, hình dáng và các phím chức cũng năng khác nhau.
Thông thường, bàn phím thường có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo (bao gồm các phím gõ chữ), phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình.
Cách để bàn phím kết nối với máy tính thường qua ba cách. Cách thứ nhất là nó sẽ thông qua cổng PS/2 (hiện nay đã không còn được sử dụng). Cách thứ hai là qua cổng USB hoặc bàn phím có thể kết nối không dây thông qua Bluetooth hoặc NFC.
Bàn phím hoạt động như thế nào?
Bàn phím máy tính được hoạt động chủ yếu dựa trên các chip xử lý bàn phím. Với mỗi phím gõ trên máy tính, nó được kèm theo một con chip nhỏ để xử lý tín hiệu, khiến nó có thể hiện trên màn hình.
Các chip xử lý có nhiệm vụ liên tục kiểm tra trạng thái của Scan Matrix. Nó giúp công tắc có thể xác định tại các tọa độ X,Y hiện đang được đóng hay là mở và ghi mã vào trong bộ đệm của bàn phím tương ứng với nó.
Sau đó, các đoạn mã này sẽ truyền nối tiếp tới mạch ghép nối giữa bàn phím với bo mạch chủ của máy tính. Dự theo cấu trúc của SDU (Serial Data Unit) của máy tính để làm việc truyền số liệu.
Và khi mỗi phím bấm được gán cho một mã quét thì bàn phím sẽ tạo ra một mã quét tương ứng như vậy nhằm truyền tới mạch ghép nối với bàn phím. Bạn sẽ nhận thấy hiệu ứng bàn phím trên màn hình.
Các loại bàn phím máy tính
Hiện tại, máy tính không còn đơn thuần là một máy tính để bàn với nhiều thiết bị cồng kềnh và khó di chuyển nữa. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện tại bàn phím đã có rất nhiều loại với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Dưới đây là những loại bàn phím thông dụng trên thị trường. Bao gồm:
- Bàn phím thông thường. Đây là loại bàn phím phổ biến nhất hiện nay. Nó thường là loại bàn phím có dây, có chức năng dùng để đánh máy, làm việc văn phòng cũng như là thực hiện vài chức năng giải trí tại nhà. Nó thường được sử dụng cùng với máy tính để bàn.
- Bàn phím máy tính xách tay. Đây là bàn phím thường có sẵn trên laptop. Nó có chức năng là bàn phím trên máy tính xách tay, có những chức năng của bàn phím thông thường. Nó khác với bàn phím có dây là bạn không nhìn thấy dây cáp kết nối vì nó được thiết kế bên trong vỏ laptop.
- Hiện nay đã có một số nhà sản xuất cho ra đời một số bàn phím máy tính có đèn led. Nó có nền thay đổi tùy theo điều kiện ánh sáng giúp cho người sử dụng dễ dàng làm việc.
- Ngoài bàn phím đèn led thì chúng ta còn có bàn phím không dây. Những mẫu bàn phím này có thể kết nối không dây với máy tính thông qua các mạng không dây như Bluetooth, NFC, hồng ngoại.
- Cuối cùng là bàn phím cơ. Đây là loại bàn phím sử dụng switch ở bên dưới mỗi bề mặt của các nút bấm. Nó sẽ làm tăng độ bền của các phím bấm.
Các phím cơ bản và chức năng của chúng trên bàn phím
Các phím trên bàn phím
Trên bàn phím có khoảng 83 đến 105 phím gõ. Các bàn phím được chia làm 4 nhóm.
- Phím ký tự, nó dùng để nhập ký tự, gõ text, gõ chữ, gõ văn bản trên trình soạn thảo của máy tính.
- Nhóm tiếp theo là các phím dấu. Nó được sử dụng khi kèm với phím Shift để có thể gõ các ký tự có trên những phím có 2 ký tự trên bàn phím.
- Các phím phím số. Đây là những phím dùng để nhập các ký tự số vào văn bản, thông tin, …
- Nhóm cuối cùng là những phím chức năng. Nó là dãy phím trên cùng của bàn phím máy tính. Nó là những phím từ F1 cho đến F12 và những phím khác nằm cùng dãy. Nó dùng để thực hiện những công việc khác nhau, cụ thể tùy thuộc theo từng chương trình.
Ngoài những phím F ra, bàn phím còn có những phím đặc biệt như:
- Phím ESC (Escape) dùng để hủy bỏ một thao tác nào đó vừa xảy ra trước hoặc dùng để thoát ra khỏi một chương trình, ứng dụng, trò chơi,… đang được mở.
- Phím TAB có chức năng di chuyển cửa sổ trình duyệt, di chuyển con trỏ trong soạn thảo văn bản, đẩy chữ sang một khoảng rộng khác, chuyển cột trong bảng,…
- Phím Caps Lock dùng để sử dụng viết chữ IN HOA trong trình soạn thảo văn bản.
- Phím Enter. Nó được dùng để thực hiện mệnh lệnh của một thao tác hoặc bật một chương trình mà bạn đang chọn
- Phím SpaceBar hay phím Cách, được dùng để tạo khoảng cách giữa các chữ, các ký tự trong trình soạn thảo văn bản.
- Nút Backspace để bạn có thể xóa ký tự, hoặc trở lại thư mục, lùi con nháy trong văn bản về một ký tự,…
- Phím Windows giúp bạn mở menu Start của máy tính.
Các phím điều khiển màn hình hiển thị trên máy tính
Nó bao gồm 3 phím. Chức năng của chúng cơ bản là:
- Phím Print Screen (Sys Rq) có chức năng giúp bạn có thể chụp ảnh màn hình và lưu vào trong bộ nhớ tạm. Bạn có thể mở các ảnh này trong phần mềm Paint, Photoshop,…
- Phím Scroll Lock là phím giúp bạn quan sát được trạng thái Bật/Tắt của nút trên bàn phím.
- Phím Pause (Break) sẽ đảm nhận chức năng tạm dừng một ứng dụng, một chương trình nào đó đang hoạt động.
Các phím điều khiển trên trang hiển thị của máy tính
- Phím Insert (Ins) dùng để bật/tắt các chế độ viết đè lên trong quá trình xử lý văn bản.
- Phím Delete (Del) dùng để xóa thư mục và các đối tượng đã được chọn.
- Nút Home sẽ giúp con trỏ di chuyển về đầu trang hoặc đầu dòng của trình soạn thảo văn bản.
- Nút End: Di chuyển con trỏ trên màn hình đến cuối dòng hoặc cuộn đến cuối trang.
- Nút Page Up (Pg Up) dùng để di chuyển màn hình đi lên trong một chương trình có quá nhiều trang.
- Nút Page Down (Pg Dn) có công dụng ngược lại với Page Up.
Các phím điều hướng (mũi tên) trên bàn phím máy tính
Đối với những phím này, nó dùng để di chuyển các dấu nháy đến đoạn cần xử lý trong một văn bản mà không cần dùng chuột. Ngoài ra, với game thì đây được sử dụng như nút di chuyển trong game. Hoặc nó còn chức năng cuộn trang văn bản.
Cụm phím số (Numpad) trên bàn phím máy tính
Trên bàn phím hiện có 2 cụm phím số
- Num Lock là phím có chức năng bật/tắt Numpad.
- Các phím số và các ký hiệu trong cụm numpad này có thể thực hiện dễ dàng các phép tính toán như một chiếc máy tính bỏ túi thông thường.
Các đèn báo trên bàn phím máy tính
Trên các bàn phím có dây thông thường sẽ có 3 đèn tín hiệu. Các đèn báo này sẽ thể hiện trạng thái hiện tại của bàn phím, tình trạng bật tắt của các nút Caps Lock, Num Lock và Scroll Lock.
Các dấu chấm nối bàn phím
Tại nút F và nút J, nhà sản xuất thường thiết kế trên các phím này có một dấu hiệu đặc biệt. Chúng ta vẫn thường hỏi tại sao là trên nút F và J trên mọi bàn phím đến có dấu chấm nhỏ trên các nút này phải không?
Các dấu hiệu đặc biệt này có chức năng dùng để định vị được hai ngón trỏ trái/ phải của hai bàn tay khi chúng ta sử dụng bàn phím với tất cả 10 ngón tay.
Trên cụm Numpad cũng có dấu chấm, thông thường nó thường nằm trên phím số 5.
Cuối cùng là các chức năng khác trên bàn phím
Những phím này thường không hiện trên bàn phím có dây, nó được thiết kế dành riêng cho bàn phím laptop. Các phím này ngoài chức năng cơ bản thì nó còn được tích hợp thêm một số chức năng khác. Nó có thể dùng để chỉnh độ sáng màn hình, chỉnh dung lượng âm thanh của loa, khóa chuột (touchpad), trình chiếu,… tùy thuộc vào nhà sản xuất với mỗi loại bàn phím tương ứng với nhu cầu của người sử dụng.
Bàn phím không dây là gì?
Bàn phím không dây là một công cụ tiện dụng sử dụng cho máy tính. Nó hỗ trợ người dùng thao tác đánh máy trên máy tính. Nó được nhiều người ưa chuộng bởi nó nhỏ gọn, dễ di chuyển và rất thời trang.
Không giống với các bàn phím không dây, những bàn phím có dây chính kết nối với máy tính theo công nghệ bluetooth tích hợp. Ngày nay, ngoài công nghệ kết nối với Bluetooth, các bàn phím còn có thể kết hợp bằng NFC hoặc bằng hồng ngoại.
Công nghệ NFC hay công nghệ Near-Field Communications. Đây là công nghệ giao tiếp trong từ trường gần. Nó dựa trên nguyên lý cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi trong môi trường có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau.
Công nghệ NFC đã được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến có tốc độ truyền tải dữ liệu cao, tối đa lên đến 424 Kbps.
Tuy nhiên, khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn, chỉ trong khoảng cách 4 cm mà thôi. Vì thế, việc giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn và các thiết bị được trang bị công nghệ NFC thường là điện thoại di động hoặc các thiết bị di động.
Vào thời điểm hiện tại, công nghệ NFC đã được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau. Nó gần như trở thành một tiêu chuẩn chung cho các dòng điện thoại cao cấp mới ra mắt, bao gồm cả Android, iOS và Windows Phone cũng như BlackBerry 10.
Công dụng và tính năng của bàn phím không dây
Ngày nay, rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn sử dụng bàn phím không dây thay vì các bàn phím có dây. Bởi vì những bàn phím không dây có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn bàn phím có dây. Có thể kể đến những ưu điểm như sau:
- Những bàn phím không dây thường có thiết kế rất nhỏ gọn, mỏng, nhẹ. Nếu bạn là tín đồ của công nghệ và đang theo đuổi sự đơn giản thì các bàn phím không dây là một phụ kiện cần có dành cho bạn. Với những bàn phím này, bạn sẽ dễ dàng di chuyển bởi sự nhỏ gọn và còn rất mỏng, nhẹ để giúp người dùng có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển mà không phải lo vướng víu hay nặng nề.
- Kết nối bluetooth sẽ rất linh hoạt với nhiều thiết bị, tương thích với nhiều thiết bị cùng lúc chỉ cần 1 nút chạm để chọn thiết bị sử dụng. Các kết nối của bàn phím phổ biến hơn sử dụng băng tần 2.4 Ghz, với băng tần này sẽ cho đường truyền ổn định, kết nối linh hoạt với nhiều thiết bị, kể cả với PC hay các thiết bị không hỗ trợ công nghệ bluetooth.
- Ưu điểm tiếp theo là những bàn phím này được thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, vô cùng sang trọng và thời trang. Những phụ kiện này rất dễ nhận ra vì nó có thiết kế khá ấn tượng và mang thẩm mỹ cao. Đối với nhiều bàn phím không dây thì yếu tố thẩm mỹ này lại càng đòi hỏi thiết kế phải hoàn hảo hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là một vật dụng tiện ích mà nó còn rất trẻ trung, phù hợp với sở thích của đại đa số người dùng. Ngoài ra, nó còn thể hiện được cá tính của người sở hữu và tạo ra sự khác biệt.
- Ưu điểm thứ ba là bàn phím không dây có kết nối đơn giản và rất nhẹ nhàng. Các bàn phím không dây ra đời đã giảm đi phần nào sự rườm rà, vướng víu mà bàn phím có dây. Nó được kết nối nhờ vào công nghệ Bluetooth hiện đại, hoặc công nghệ NFC hoặc bằng hồng ngoại. Và cũng nhờ vào điều này mà các bàn phím được kết nối với các thiết bị khác nhanh chóng và đơn giản hơn. Đồng thời, nó cũng linh hoạt hơn ở vị trí ngồi và còn thích hợp cả ở những nơi có không gian nhỏ hẹp.
- Các bàn phím không dây còn có độ bền cao. Nó thường được làm với chất liệu cao cấp, thiết kế chắc chắn và được ứng dụng công nghệ tinh vi nên bàn phím không dây đã mang đến độ bền vượt trội cho người dùng. Ngoài ra, các sản phẩm còn được các nhà sản xuất đưa ra các chế độ bảo hành dài hạn. Điều này củng cố thêm, làm cho người dùng yên tâm sử dụng.
- Thời lượng pin của các bàn phím không dây khá dài. bạn có thể dùng dòng pin AA, nếu là pin tốt thì thiết bị có thể lên đến 24 tháng.
- Các bàn phím không dây giúp người dùng có thể đánh máy nhanh hơn. Vì được thiết kế nhỏ gọn để tiết kiệm về diện tích nên khoảng cách giữa các phím sẽ hẹp hơn. Độ đàn hồi cũng tốt hơn do lò xo khá tốt, tránh được tình trạng kẹt phím hay liệt phím.
- Khi gõ bằng bàn phím không dây, tốc độ gõ sẽ nhanh hơn, độ trễ thấp hơn, và nó Kết nối không dây gọn nhẹ, linh hoạt để biến điện thoại, máy tính bảng thành máy tính chuyên nghiệp, xử lý công việc nhanh chóng người dùng giảm các kết nối dây bất tiện, phù hợp cho người thường xuyên di chuyển.
Có những loại bàn phím không dây nào?
Trên thị trường hiện tại đang có rất nhiều mẫu bàn phím không dây. Ngoài ra, các mẫu mã và công nghệ của bàn phím không dây cũng ngày càng được các nhà sản xuất áp dụng cho bàn phím của mình. Vì thế, đối với rất nhiều bạn trẻ, bàn phím không dây cùng với điện thoại hoặc Tablet đang dần dần thay thế cho các máy PC cồng kềnh hoặc các Laptop vướng víu.
Với sự đa dạng như thế, người ta đã chia các mẫu bàn phím không dây ra thành ba loại.
- Bàn phím không dây thông thường.
- Bàn phím cơ không dây.
- Bàn phím không dây giả cơ.
Bàn phím không dây thông thường
Những bàn phím không dây thông thường là những mẫu bàn phím khá thông dụng trên thị trường. Ở những dòng bàn phím thông thường này, ở bên dưới các phím sẽ có các miếng cao su lót được gọi là rubber dome.
Nhờ vào những miếng lót này, khi bạn gõ một phím nào đó thì miếng cao su sẽ lún xuống và chạm vào bảng mạch bên dưới. Nhờ đó mà chữ và ký tự sẽ được xử lý và xuất hiện trên màn hình.
Tuy nhiên, những mẫu bàn phím này thì nút bấm cần phải chạm đáy thì phím đó mới được ghi nhận. Điều này sẽ gây ra phiền toái rất lớn khi bạn cần phải gõ nhanh và chính xác.
Hơn nữa thì tuổi thọ của miếng cao su này cũng không cao. Nó sẽ khiến cho các nút nhấn bị chai và bạn cần phải dùng lực ngày càng mạnh hơn để kích hoạt các phím này. Sau một thời gian ngắn nữa, các miếng cao su bị mòn và nút bấm này sẽ bị liệt.
Mặc dù có khá nhiều điểm trừ nhưng ưu điểm lớn nhất của dòng bàn phím không dây này là nó khá rẻ, chỉ giao động trọng khoảng 200 đến dưới 1 triệu đồng. Lợi thế về giá cả chính là ưu điểm lớn nhất đưa nó trở thành lựa chọn hàng đầu của những nhân viên văn phòng hiện nay, những người không có yêu cầu quá cao về tốc độ gõ của bàn phím. Vì thế, loại bàn phím không dây này rất được nhiều người lựa chọn trên thị trường.
Bàn phím cơ không dây
Dong bàn phím cơ không dây ngày nay cũng được rất nhiều người dùng lựa chọn. Những dòng bàn phím cơ không dây là dòng bàn phím cao cấp, có giá tiền cũng như độ bền vượt trội hơn so với dòng phổ thông. Những bàn phím cơ không dây này thường sử dụng các switch cơ học bền hơn so với miếng cao su thường thấy trong các bàn phím cơ học rất nhiều.
Về tuổi thọ trung bình thì switch có độ bền hơn 50 triệu lần nhấn còn rubber dome thông thường chỉ có độ bền khoảng 1-5 triệu lần nhấn mà thôi.Ngoài ra, với cơ cấu switch, nó sử dụng lò xo của bàn phím cơ, nên độ nảy của phím được cải thiện rõ rệt so với các bàn phím thông thường sử dụng cao su. Bạn chỉ cần gõ 1/2 phím là bo mạch đã xử lý được tín hiệu rồi. vì thế nó mang lại cảm giác thoải mái cho bạn khi sử dụng.
Ưu điểm tiếp theo đáng được nhắc đến đó chính là về lực nhấn phím. Khác với các bàn phím không dây thông thường, lực nhấn của bàn phím cơ không giây sẽ không bị gia tăng theo thời gian sử dụng vì nó được sử dụng lò xo.
Tuy nhiên, điều khiến mọi người cân nhắc lựa chọn sử dụng bàn phím cơ không dây chính là chi phí bỏ ra khá cao. Đối với một bàn phím cơ tốt thì chi phí mà bạn bỏ ra có thể lên đến vài triệu đồng.
Bàn phím không dây giả cơ
Khi dòng bàn phím này ra đời, có thể nói rằng đây là dòng bàn phím dành riêng cho các game thủ. Nó không những có tính năng khá giống với bàn phím cơ không dây mà giá cả cũng không quá cao, có thể đáp ứng được nhu cầu cho những game thủ chưa có đủ tài chính. Hiệu suất và tính năng của nó mạnh mẽ không thua gì bàn phím cơ thật.
Theo đánh giá thực tế từ người dùng thì loại bàn phím này cho mức độ thao tác tương đương 60% so với một bàn phím cơ cao cấp.
Bên cạnh đó, nó còn kèm những yếu tố phụ như có đèn led nhiều màu, thiết kế đẹp, bắt mắt, đường nét thể thao,… Giá cũng chúng cũng không quá cao, chỉ nằm trong khoảng từ vài trăm đến dưới 2 triệu.
Ngoài ra, bàn phím không dây cũng có thể phân loại dựa vào cổng kết nối của nó với thiết bị. Đó là bàn phím kết nối Bluetooth và kết nối qua cổng USB-RF.
Bàn phím kết nối Bluetooth là gì?
Cách kết nối giữa các thiết bị Bluetooth là kiểu kết nối khá thông dụng kể từ khi bàn phím không dây xuất hiện. Đây là kiểu kết nối hiện đại, phổ biến từ năm 2011 nhờ sự đồng loạt phát triển của các thiết bị di động. Với những bàn phím Bluetooth thì cách kết nối với các thiết bị là qua sóng Bluetooth.
Với sự tiện dụng của mình mà càng có nhiều các thiết bị được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị ngoại vi, thiết bị điều khiển âm thanh,…
Hầu hết các bàn phím không dây kết nối qua Bluetooth đều có layout là những bàn phím QWERTY. Chúng cũng có khả năng tương thích với tất cả các hệ điều hành Android, iOS, Linux, macOS, và Windows. Tuy nhiên, khi mua hàng bạn cũng cần lưu ý cũng kiểm tra lại kỹ mô tả sản phẩm và thử tại chỗ nếu mua ở shop để đảm bảo tính tương thích hoàn toàn qua lại giữa các hệ điều hành.
Kết nối qua cổng USB-RF hay còn gọi Dongle
Giao thức kết nối này dường như khá thông dụng với các mẫu chuột không dây và bàn phím không dây hiện tại. Dongle là một phần nhỏ của phần cứng máy tính. Nó có nhiệm vụ kết nối với một cổng trên thiết bị khác để cung cấp cho thiết bị đó chức năng bổ sung hoặc truyền chức năng đó đến một thiết bị bổ sung dùng kèm. Bạn sẽ thấy nó dưới dạng một đầu USB kèm theo một đầu xử lý tín hiệu kèm theo các mẫu chuột hoặc bàn phím không dây.
Hiện nay, thiết kế của các thiết bị Dongle có thiết kế khá giống nhau. Các Dongle này có hình dạng như một đầu kết nối (connectors) như kiểu nối từ DVI sang VGA ở các hiển thị video. Nó nối từ USB sang kết nối serial, và trong các máy tính hiện đại, tương tự như từ USB-C sang các cổng USB khác.Ngày này, bạn có thể bắt gặp các công nghệ Dongle này được dùng trên các adapter, các thiết bị di động thông minh có kích cỡ nhỏ, đầu CD di động, và các máy trò chơi đời cũ.
Hiện nay, các thiết bị sử dụng công nghệ Dongle dường như đang được nhiều người lựa chọn và sử dụng nhiều hơn so với các thiết bị sử dụng Bluetooth vì phạm vi hoạt động cũng như các tính năng vượt trội của chúng.
Nhưng ưu điểm vượt trội của các bàn phím Bluetooth là chúng sẽ dễ ngắt kết nối hơn. Hơn nữa, các bàn phím không dây kết nối Bluetooth sẽ bền hơn vì người dùng thường hay quên hoặc làm hư bộ điều khiển Dongle.
Bạn nên chọn loại kết nối không dây nào?
Một con chuột hoặc bàn phím có cả RF lẫn Bluetooth đều sẽ cho phép bạn dùng với mọi thiết bị mà không cần phải rút đầu cắm ra. Cách kết nối của các thiết bị này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cắm đầu cắm vào một thiết bị (ví dụ, thiết bị không có Bluetooth) và ghép nối chuột hoặc bàn phím qua Bluetooth với các thiết bị còn lại.
Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể tự ý lựa chọn loại bàn phím cũng như loại sóng kết nối sao cho phù hợp nhất với bạn.
Các tiêu chí lựa chọn bàn phím không dây tốt nhất
Trước khi mua một vật dụng nào đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và phải cân nhắc thật lâu để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Vì thế, Techaz.vn sẽ đưa ra một số gợi ý về những tiêu chí bạn nên cân nhắc trước khi mua máy tính nhé!
Tiêu chí đầu tiên bạn cần quan tâm đó là về thương hiệu của sản phẩm
Khi bạn có dự định mua bất kỳ một thiết bị công nghệ nào thì bạn cũng nên chọn những thương hiệu nổi tiếng. Một mặt là để đảm bảo về chất lượng, thời lượng bảo hành,… Mặt khác là chúng ta có thể tham khảo được ý kiến của người dùng khác về độ bền, kết nối ổn định hơn. Đặc biệt nhất vẫn là hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ, sẵn sàng đổi trả nếu lỗi của nhà sản xuất…
Hiện nay, đã có rất nhiều các thương hiệu sản xuất bàn phím và thiết bị không dây được người dùng ưa chuộng. Bạn có thể điểm qua như là Logitech, Fuhlen, Genius, Rapoo, Microsoft…Vì thế trước khi mua, bạn nên tham khảo thật kỹ trước để tránh rủi ro không mong muốn.
Lựa chọn những sản phẩm chính hãng cũng sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề phiền toái trong thời gian sử dụng. Có thể kể đến những lỗi thường gặp như độ bền không cao, độ nhạy kém, thao tác cứng, kết nối không ổn định,… Điều này sẽ gây cho bạn rất nhiều khó chịu trong quá trình sử dụng. Khi có xảy ra vấn đề gì về kỹ thuật, họ cũng sẽ có những chính sách về bảo hành và đổi trả cho bạn.
Tiêu chí thứ hai khi lựa chọn bàn phím không dây đó chính là về kích thước của bàn phím
Ra đời với mục đích tinh giản tối đa không gian làm việc, vì thế các loại bàn phím không dây có kích thước nhỏ gọn luôn là ưu tiên của nhiều người. Vì thế kích thước của bàn phím luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thông thường, mỗi loại phím sẽ có thiết kế khác nhau. Điều này dẫn đến kích cỡ bàn phím cũng sẽ khác nhau.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu bàn phím với kích cỡ vô cùng đa dạng. Có mẫu bàn phím full 100% với 108 phím với kích thước hơi lớn, còn mẫu giảm gọn chỉ còn 70% với 74 phím nhỏ gọn. Việc đa dạng về kích cỡ sẽ đáp ứng được nhu cầu người dùng vì phải thường xuyên công tác, di chuyển nhiều nơi.
Điều quan trọng là bạn muốn thiết kế của bàn phím như thế nào. Nó có thể cho bạn đặt được hai bàn tay lên một cách thoải mái hay là thiết kế nhỏ gọn và tinh tế hơn. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn mà thôi.
Tiêu chí thứ ba là về mục đích sử dụng và giá cả
Tất nhiên là khi quyết định mua và tìm hiểu sản phẩm, bạn phải có nhu cầu sử dụng trước. Ngoài nhu cầu mua, bạn cũng cần phải xác định mục đích sử dụng bàn phím để có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Ví dụ như bạn là một nhân viên văn phòng, nhu cầu của bạn có thể chỉ là mua chọn một bàn phím không dây thông thường. Nhưng nếu bạn đang muốn tập tành làm game thủ, nhưng bạn chưa có đủ chi phí thì có thể mua bàn phím không dây giả cơ. Còn nếu bạn có nhu cầu cao hơn và tốc độ bàn phím nhanh hơn thì bàn phím cơ không dây vẫn luôn là sản phẩm đứng đầu trong danh sách mà họ hướng đến.
Ngoài ra trên thị trường hiện tại cũng có rất nhiều loại ngôn ngữ trên bàn phím. Phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy trên thị trường là loại bàn phím tiếng Anh. Nhưng đối với một số người có nhu cầu hoặc tính chất công việc thường xuyên làm tiếp xúc với những ngôn ngữ khác, bạn có thể cân nhắc đôi chút khi chọn mua bàn phím. Trên thị trường hiện tại cũng đã cho ra mắt nhiều mẫu bàn phím không dây với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những bàn phím này sẽ có bố trí các phím có sự khác biệt đôi chút so với bàn phím tiếng Việt. Trước khi mua, bạn hãy tham khảo và lựa chọn loại bàn phím phù hợp với mình nhé.
Hiện nay, các bàn phím không dây thường được lựa chọn dựa trên âm thanh khi gõ và độ bền. Và tiêu chí này thường được gọi là Key Switch. Hiện tại có 4 loại key switch chính và mỗi loại sở hữu độ nhấn phím và độ bền khác nhau.
- Bàn phím Membrane và Pantograph. Đây là hai loại bàn phím hoạt động dựa vào sự hỗ trợ của miếng đệm cao su. Nó thích hợp dùng tại văn phòng. Vì bàn phím membrane là loại bàn phím có độ nổi bàn phím to và cao. Còn bàn phím Pantograph thì có ngoại hình khá giống bàn phím của máy tính xách tay.
- Bàn phím cơ sẽ hoạt động dựa trên cơ chế lực đẩy của lò xo. Nó tuy có thể giúp người dùng có thể gõ nhanh và ít đau mỏi khi sử dụng, độ bền vượt trội nhưng lại có nhược điểm đó là âm thanh gõ phím to. Điều này sẽ khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu.
- Bàn phím Điện dung không tiếp xúc có ưu điểm là bạn không cần phải tạo ra những va chạm vật lý. Vì thế, nó được đánh giá là sản phẩm có độ bền cao, không gây ra tiếng ồn.
Dựa vào những tiêu chí này, bạn có thể tùy vào sở thích mà lựa chọn loại bàn phím bạn mong muốn.
Tiêu chí thứ tư để lựa chọn bàn phím không dây là về công nghệ của bàn phím cùng các tính năng bổ trợ
Các yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn bàn phím không dây. Bao gồm:
Công nghệ kết nối bàn phím với máy tính là công nghệ gì. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa công nghệ kết nối Bluetooth với công nghệ kết nối USB – RF, công nghệ NFC hoặc kết nối bằng tia hồng ngoại.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc và ưu tiên lựa chọn một vài bàn phím có nhiều tính năng đi kèm. Các tính năng đi kèm có thể nhắc đến như khả năng chống nước, chống ẩm, tính năng tiết kiệm pin, có thể thao tác nhiều phím cùng lúc,…Các tính năng này càng đa dạng thì hiệu suất mà bàn phím mang lại cho người dùng cũng sẽ cao hơn. Nhưng đồng hành với nó là giá cũng sẽ cao. Vì thế mà bạn nên cân nhắc sao cho lựa chọn của mình là phù hợp nhất.
Có một vài mẫu bàn phím còn có kèm thêm đèn nền, có một vài mẫu thì đèn chỉ có một màu, có vài mẫu thì đèn có nhiều màu thay đổi liên tục. Bạn nên cân nhắc những mẫu bàn phím không dây có thêm tính năng này nếu bạn thường làm việc trong bóng tối.
Bên cạnh đèn thì cũng có một vài bàn phím không dây cũng có khả năng chống nước và kháng nước. Hiện tại trên thị trường đang có hai loại bàn phím chống nước. Một là loại bàn phím chống thấm nước hoàn toàn (waterproof) và một là loại bàn phím kháng nước (water‐resistant). Đối với loại bàn phím chống thấm nước hoàn toàn, bạn có thể rửa sạch bàn phím bằng nước. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng rửa sạch bàn phím một cách dễ dàng khỏi bụi bặm hay dầu ở tay. Còn đối với bàn phím kháng nước, nó không chống nước nhưng có thiết kế một lỗ thoát nước ở mặt sau. Trong trường hợp chúng ta không may làm đổ một lượng nước nhỏ lên phím, lỗ thoát nước này sẽ ngay lập tức cho thoát nước ra ngoài và bảo vệ bàn phím của chúng ta.
Tiêu chí tiếp theo là về thời lượng pin cũng như tuổi thọ của bàn phím
Thời lượng pin của bàn phím là một tiêu chí quan trọng không kém khi bạn quyết định chọn mua bàn phím không dây. Bạn nên chú ý để có thể chủ động trong công việc. Nó bảo đảm với bạn rằng bàn phím không dây của bạn sẽ không bị gián đoạn. Các loại bàn phím không dây đa phần đều sử dụng pin AAA, đây là dòng pin thông thường và chuyên dụng. Thời lượng pin cũng khá lớn và cũng không quá đắt.
Bên cạnh thời lượng pin thì bạn cũng cần quan tâm đến tuổi thọ của bàn phím không dây mình muốn mua. Đối với những bàn phím cơ sử dụng lò xo, độ bền lên đến 50 triệu lần, trong khi các bàn phím thông thường chỉ có tuổi thọ trong khoảng từ 1 đến 5 triệu lần nhấn mà thôi. Tuy nhiên, giá cả của bàn phím cơ cũng sẽ cao hơn. Bạn có thể cân nhắc đồng thời cả hai tiêu chí này.
Vì thế, nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng và đã sử dụng quen một bàn phím nào đó, hãy lấy đó làm tiêu chuẩn khi chọn mua bàn phím mới. Điều này sẽ đảm bảo có thể làm quen một cách nhanh chóng nhất, gõ một cách thoải mái nhất. Còn nếu bạn chưa bao giờ sử dụng bàn phím không dây, bạn hãy chịu khó tìm hiểu và đọc đánh giá sản phẩm của người dùng nhé!
Vệ sinh bàn phím không dây nhanh nhất
Bàn phím không dây trong quá trình sử dụng lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị, giảm hiệu suất cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vì thế, để bảo vệ mình và tăng tuổi thọ cho thiết bị, bạn cần biết cách vệ sinh và sử dụng để nâng cao tuổi thọ thiết bị.
- Đầu tiên, bạn cần thường xuyên vệ sinh bàn phím không dây bằng bình xịt khí và chổi quét. Mục đích của việc này là để làm sạch bụi bẩn, lông thú, thức ăn thừa, côn trùng có thể lọt vào trong quá trình sử dụng, Bạn có thể dùng xịt khí để thổi và dùng chổi quét lau nhẹ nhàng lại các phím. Bạn nên thực hiện hàng ngày hoặc 3 lần/tuần.
- Bạn cũng có thể tháo các phím ra để vệ sinh bên trong. Muốn tháo phím, bạn cần sử dụng dụng cụ tháo các Keycap ra nhẹ nhàng, ngâm và cọ các Keycap bằng nước ấm, để khô. Bạn tránh cọ mạnh hay sử dụng hóa chất tẩy làm mất chữ trên các Keycap.
- Bạn hãy sử dụng bông và chổi lau quét sạch bụi bẩn các khe phím, lau khô và lắp lại như cũ.
Chỉ với vài cách đơn giản như vậy, bạn đã có thể dễ dàng tăng tuổi thọ cho bàn phím không dây của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có thể bảo vệ sức khỏe của mình.
Bàn phím Logitech là gì?
Trong tất cả các công ty sản xuất chuột và bàn phím không dây, hiện các sản phẩm đến từ công ty Logitech đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người.
Chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng các sản phẩm của nhà Logitech đang thống lĩnh thị trường thiết bị điện tử. Tại các trang mua sắm và cửa hàng, sản phẩm của Logitech luôn tràn ngập. Từ chuột, bàn phím đến tai nghe, thiết bị chơi game, webcam,…luôn mang đến chất lượng cực kỳ tốt và giá cả rất phải chăng. Chính điều này đã giúp họ có được vị trí như ngày hôm nay.
Các sản phẩm của Logitech không những đa dạng mà chúng còn rất đẹp. Các thiết kế luôn được trau chuốt thật tỉ mỉ. Logitech mong muốn rằng, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn là những sản phẩm tốt nhất. Nó phải thật sự mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Công ty Logitech
Logitech là một thương hiệu thuộc doanh nghiệp Logitech International S.A (thường được gọi là Logitech hay gọi cách điệu là Logi). Đây là một tập đoàn đa quốc gia.
Công ty này được ra đời năm 1981 tại Thuỵ Sỹ. Lúc khởi đầu, Logitech là một công ty sản xuất phụ kiện máy tính. Sau đó, cùng với đà phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Logitech đã liên tục phát triển và mở rộng kinh doanh để trở thành tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới, chiếm lĩnh thị trường thiết bị ngoại vi.
Tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm của thương hiệu này đã có mặt ở rất nhiều nước khác nhau với mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú. Nắm bắt được xu hướng của thị trường, công ty Logitech liên tục cho ra mắt các sản phẩm vô cùng hợp thị hiếu. Và vì thế, công ty cũng ngày càng lớn mạnh. Gần đây công ty đã bắt đầu lấn sang lĩnh vực thiết bị âm thanh, phụ kiện game và một số thiết bị khác.
Hiện nay, ngoài trụ sở chính ở Thuỵ Sĩ thì doanh nghiệp còn có rất nhiều văn phòng ở khắp Châu Âu, Châu Á và phần còn lại của Châu Mỹ. Điều này cũng đủ chứng minh rằng công ty đã vô cùng lớn mạnh.
Với những sản phẩm được nghiên cứu và tạo ra từ chính sự tâm huyết của các nhà thiết kế, cộng thêm với các công nghệ được cập nhật, Logitech liên tục nhận được những giải thưởng về thiết kế như iF Design Awards (2014, 2015, 2016), Red Dot Award (2015, 2016),…
Vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách, Logitech đã đạt được nhiều thành công vang dội như ngày hôm nay. Theo thống kê kết quả kinh doanh thì năm 2014, doanh thu của Logitech đã đạt được 2.3 tỷ USD. Và trong tương lai, con số này tăng lên gấp nhiều lần.
Hiện tại, công ty cung cấp cho người dùng những thiết bị kết nối ngoại vi như chuột, bàn phím, chuột không dây hồng ngoại, trackball, chuột laser, bàn phím, tai nghe, camera, loa máy tính,… Thương hiệu mong muốn kết nối với cong người thông qua âm nhạc, chơi game, video và máy tính. Các thương hiệu của Logitech bao gồm Logitech, Logitech G, ASTRO Gaming, Ultimate Ears, Jaybird, Blue Microphones và Streamlabs.
Mang nhiều tính năng và vượt trội, những bàn phím không dây đến từ Logitech luôn có những tính năng mạnh mẽ, đa chức năng và có thiết kế vô cùng nhỏ gọn và tinh tế.
Top 10 bàn phím không dây Logitech tốt nhất hiện nay
Đang là một thương hiệu thống lĩnh trên thị trường thiết bị ngoại vi, các bàn phím Logitech là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Bài viết này Techaz.vn sẽ giới thiệu cho bạn Top 10 bàn phím không dây Logitech tốt nhất 2022. Bạn cùng theo dõi nhé!
#1. Bàn phím không dây Logitech MK235
Mở đầu danh sách là một bàn phím Logitech được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Bàn phím không dây Logitech MK235 đang được người dùng tin tưởng lựa chọn rất nhiều. Bởi thiết kế của nó vô cùng tiện lợi với thiết kế không dây, tính năng vượt trội và kiểu dáng, đẹp sang trọng.
Các sản phẩm này được thiết kế từ nhựa cao cấp nên mang đến độ bền cao, an toàn và còn có thể chịu lực tốt khi rơi hay va đập. Điểm gây ấn tượng nhất đối với người dùng là MK235 có thiết kế đơn giản, các phím bấm với độ nổi thấp, độ phản hồi tốt, bề mặt phím cong với các cạnh bo tròn đẹp. Đặc biệt là bàn phím MK235 này còn được thiết kế chống tràn nước cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, bàn phím không dây sử dụng pin AA, rất dễ thay thế trong quá trình sử dụng và còn có giá tốt để phù hợp với khả năng tài chính của người dùng.
Bên cạnh đó, hãng cũng cho ra đời chuột không dây đi cùng với bàn phím. Đây là một trong những combo bàn phím fullsize và chuột không dây bán chạy của nhất Logitech. Khi kết hợp combo, hiệu quả làm việc tăng lên nhiều lần.
Tuy nhiên, vì là bàn phím dạng fullsize nên kích cỡ của MK235 sẽ hơi thô đối với các bạn nữ. Kích thước của bàn phím là 43.55 x 13.75 x 2.5 cm, khá là to và cồng kềnh. Nhưng bù lại thì bàn phím có thanh nâng tạo độ nghiêng vừa phải khi dùng.
Đồng thời, bàn phím cũng có các phím có switch cắt kéo, độ nhạy vừa phải, khi gõ lại khá êm ái và hầu như không phát tiếng khi sử dụng. Tuy nhiên, độ nổi phím thấp. Nếu dùng lâu, bàn phím có thể dễ bị liệt
Về chuột không dây thì nó có kích thước vừa phải ôm gọn vào lòng bàn tay, hai bên hông còn có họa tiết tăng độ bám cho ngón. Cảm biến 1000dpi nên thao tác vô cùng chính xác. Bạn có thể thay đổi độ nhạy của chuột thông qua app Logitech Setpoint.
Bàn phím sẽ sử dụng 2 pin AAA, nếu pin tốt thì bạn sẽ có thể sử dụng đến 36 tháng. Chuột không dây dùng pin AA, tuổi thọ pin 12 tháng. Cả hai đều sử dụng đầu thu nano và kết nối thiết bị qua cổng USB 2.4Ghz, vì thế nó sẽ có phạm vi hoạt động lên đến 10m và hầu như phù hợp với mọi hệ điều hành Windows hiện tại.
Giá tham khảo của trên website chính của bộ bàn phím Bluetooth Logitech MK235 là khoảng 499.000 VNĐ. Giá cả không quá cao nhưng sản phẩm sẽ mang đến một trải nghiệm tuyệt vời đấy!
#2. Bàn phím Logitech MK240
Tiếp theo là bộ đôi chuột và bàn phím không dây MK240. Bộ đôi này sẽ mang đến cho người dùng sự năng động, trẻ trung nhưng đồng thời rất gọn nhẹ . Vì thế, bộ đôi này được nhiều bạn trẻ năng động lựa chọn. Bởi nó không chỉ thích hợp để làm việc ở văn phòng, nhà mà bạn còn có thể mang chúng đến những nơi có không gian nhỏ hẹp.
Ưu điểm lớn nhất của bàn phím này là về thiết kế. Chúng được thiết kế một cách đơn giản hóa tối đa. Nhà thiết kế cũng chú trọng đến điểm nhấn độc đáo về màu sắc nên chỉ cần nhìn qua bạn sẽ cảm nhận được sự mới mẻ và cực kỳ khoa học.
Đặc biệt, bộ đôi chuột và bàn phím không dây này cũng được trang bị khả năng chống thấm nước tuyệt vời và hệ thống lỗ thoát nước được trang trí mở mặt sau bàn phím. Những điểm này sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn có thể an tâm ngồi vừa uống nước vừa đánh máy nhanh mà không lo bị hư hỏng khi lỡ có làm đổ nước lên bàn phím.
Bên cạnh thiết kế thông minh thì kích cỡ của chúng cũng là điều đáng được nhắc đến. Chúng có thiết kế vô cùng nhỏ gọn, chỉ có 28.77 x 13.87 x 2.13 cm. Vì thế bạn có thể dễ dàng mang theo bàn phím bên người. Nó sẽ vô cùng thuận tiện khi bạn làm việc bên ngoài. Tuy nhiên, vì thiết kế nhỏ gọn với dạng bàn phím nano mini nên các phím rất gần nhau. Bạn sẽ thường xuyên đánh nhầm nếu thao tác nhanh.
Với Switch dạng rubber dome nên khi gõ, tiếng sẽ khá êm. Nó rất thích hợp khi bạn dùng ở văn phòng hay những nơi yên tĩnh.
Cả chuột và bàn phím đều được kết nối không dây thông qua cùng 1 đầu thu nano USB 2.4Ghz. Vì thế nó giúp tăng phạm vi hoạt động lên đến 10m. Việc kết nối cũng rất ổn định và nhanh chóng.
Cả bàn phím và chuột không dây MK240 đều sử dụng hai viên pin AAA rời, bạn có thể dễ dàng thay. Tuổi thọ pin lên đến 36 tháng đối với bàn phím và 12 tháng dùng chuột. Cùng với đó là nó phù hợp với hầu hết các hệ điều hành Windows hiện tại.
Giá tham khảo tại Website chính hãng của bộ đôi bàn phím không dây và chuột không dây là 499.000 VNĐ. Đối với cả hai thiết bị thì giá này khá là rẻ đấy chứ.
#3. Bàn phím không dây Logitech MK220
Bộ Bàn Phím Và Chuột Logitech MK220 là một trong những combo đời đầu mà Logitech cho ra mắt với công chúng. Vì là đời đầu nên bàn phím được thiết kế đơn giản và là bàn phím fullsize với 104 phím. Cùng với đó là kích thước khá cồng kềnh với kích thước 55 x 25 x 7 cm. Switch cắt chéo nên sẽ tạo ra âm thanh vừa phải khi gõ phím. Khi gõ, phím có độ nảy tương đối, chống ồn và khá bền.
Bộ đôi sản phẩm chuột và bàn phím không dây Logitech MK220 được thiết kế với chuẩn kết nối không dây 2.4GHz. Điều này sẽ giúp cho việc kết nối ổn định, bạn có thể thoải mái làm việc hoặc giải trí trong phạm vi 10 mét và hầu như không có tình trạng trễ hay mất kết nối.
Cả hai thiết bị đều sử dụng 2 viên pin rời AA, bạn có thể tháo ra và thay thế được. Với bàn phím, bạn có thể dùng được 24 tháng, còn chuột dùng được khoảng 5 tháng với tần suất dùng văn phòng thông thường. Bộ thiết bị không dây này tương thích với hệ điều hành Windows.
Nhược điểm duy nhất là đầu kết nối của thiết bị khá to và không có chỗ cất nên bạn sẽ dễ làm rơi mất.
Giá bán của bộ sản phẩm này khoảng 400.000 đến 450.000 VNĐ.
#4. Bàn phím không dây cao cấp Logitech K400 Plus
Đây là hai mẫu thuộc tầm trung là Logitech muốn giới thiệu với khách hàng. Khác với các mẫu dòng MK, các mẫu Logitech K400 có thiết kế nhỏ và nhẹ nhưng vẫn mang lại hiệu năng vô cùng lớn. Đặc biệt là bàn phím này tích hợp các Touchpad, nó có nhiệm vụ thay thế cho chuột máy tính. Nếu bạn đang ở ngoài trời và không thể sử dụng chuột thì đây là giải pháp dành cho bạn.
Bên cạnh đó, bàn phím cũng được thiết kế khá nhỏ gọn, Chỉ khoảng 14 x 35 x 24 cm, với bàn phím rút gọn 86 phím. Nó hoạt động thông qua khóa USB với tần số 2.4 GHz nên phạm vi hoạt động lên đến 10m, bạn có thể tha hồ sử dụng.
Mặc dù K400 plus được thiết kế dành riêng cho hệ điều hành Windows nhưng nó sẽ hoạt động trên mọi máy tính có cổng USB tương thích. Nó đang được nhiều người lựa chọn bởi thiết kế thông minh và hiện đại của mình. Hơn nữa, độ bền lên đến 18 tháng và có nút tắt mở để có thể kéo dài thời hạn pin. K400 plus thật sự là giải pháp cho những người yêu thích sự tối giản.
Giá tham khảo cho mẫu bàn phím Logitech K400 plus trên website chính hãng này là 999.000 VNĐ. Còn với một số đại lý khác, nó giao động trong khoảng 750.000 đến 770.000. Bạn có thể tham khảo nếu muốn lựa chọn nhé!
#5. Bàn phím không dây đa thiết bị Logitech K780
Nếu bạn muốn một bàn phím có thể kết nối đa thiết bị thì K780 là một lựa chọn dành riêng cho bạn. Bàn phím Logitech K780 này hỗ trợ bạn có thể kết nối tối đa ba thiết bị riêng biệt cùng một lúc. Nó bao gồm một khóa USB cho các hệ thống không có Bluetooth và một khay dài chứa có thể thích hợp với nhiều thiết bị khác nhau như tablet hay điện thoại.
Thiết bị này cũng được thiết kế các phím số. Các phím số 1, 2, 3 sẽ giúp bạn có thể chuyển đổi giữa các thiết bị đang kết nối với bàn phím. Hơn nữa, bàn phím cũng gõ rất êm, độ dốc cũng sẽ giúp cổ tay thoải mái hơn khi sử dụng.
Ngoài sóng Bluetooth, K780 còn được hỗ trợ kết nối không dây 2,4GHz Unify độc đáo của Logitech. Bạn có thể dễ dàng setup máy tính mà chưa thể vào được Bluetooth. Hơn nữa, thiết kế cũng khá nhỏ gọn với kích thước 38 x 15.8 x2.2 cm, vừa tay và không quá nặng. Nó sẽ tương đối thân thiện với người dùng MAC hơn là so với Windows.
Ngoài ra thì sản phẩm sử dụng 2 cục pin AAA nên bạn có thể dễ dàng thay. Độ bền lên đến 24 tháng sử dụng. Đặc biệt, nó tương thích với tất cả hệ điều hành hiện tại cho cả máy tính, tablet và điện thoại.
Nếu bạn muốn kết nối nhiều thiết bị một lúc thì có thể cân nhắc sản phẩm này. Nó có giá khoảng 1.790.000 VNĐ. Nằm trong tầm giá trung nên bạn có thể thử.
#6. Bàn phím Logitech G 915 Lightspeed TKL
Logitech là một trong những thương hiệu hoạt động rất tích cực trên thị trường phụ kiện dành cho máy tính. Với các dòng bàn phím không dây, Logitech không ngừng cho ra những mẫu mã, kiểu dáng và tính năng đa dạng, phù hợp với túi tiền của người dùng.
Với dòng sản phẩm Logitech G 915 nó được xem là một sản phẩm đầu bảng của hãng khi có thiết kế vô cùng đột phá. G 915 được tạo nên từ rất nhiều vật liệu kim loại khác nhau. Nó sẽ tạo cho người dùng cảm giác cứng cáp. Đồng thời đây cũng là mẫu bàn phím cơ có độ mỏng lý tưởng nhất hiện nay.
Ngoài ra, để tạo ra sự ổn định cho G 915, Logitech đã sử dụng công nghệ LightSpeed tương tự như trên dòng chuột không dây của hãng. Vì thế công nghệ này sẽ giúp G915 có tốc độ phải hồi chỉ 1ms và có độ trễ rất lý tưởng để chơi game.
Bàn phím có kích thước 47.5 x 15 x 2.2 cm, nó sẽ khá to nếu bạn dùng cho văn phòng nhưng lại rất tuyệt vời khi bạn dùng bàn phím để chơi game. Hơn nữa, bàn phím cũng có kèm đèn led với dải màu bao gồm 16,8 triệu màu, bạn có thể tạo hoạt ảnh chiếu sáng tùy chỉnh thông qua phần mềm G HUB. Tại các giải thi Esports, các game thủ đã tin tưởng lựa chọn G915 để hỗ trợ mình khi thi đấu.
Khác với những dòng sản phẩm khác, Logitech G 915 sử dụng pin sạc chứ không phải dùng pin AAA. Khi được sạc đầy, bàn phím có thể sử dụng liên tục trong khoảng 40 giờ và bạn sẽ mất khoảng 3 giờ để sạc đầy. Bên cạnh đó thì G 915 có vẻ ngoài vô cùng hiện đại, khoa học.
Switch cơ của G 915 là switch GL mới, mang lại hiệu suất cao, tốc độ nhanh, chính xác với dạng phím thấp và gọn. Switch GL cũng được kiểm tra một nghiêm ngặt để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ bền, độ phản hồi và độ chính xác. Hiện tại, switch GL có ba chế độ cài đặt là GL Clicky, GL Tactile, GL Linear, mang lại cho bạn cảm giác êm mượt và chống ồn khi dùng.
Hơn nữa, bạn cũng có thể kết nối với máy tính bằng cổng Bluetooth hoặc cổng cáp sạc đều được. Bạn cũng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai cổng.
Giá tham khảo cho dòng Logitech G915 là khoảng 5.260.000 đến 5.749.000 VNĐ. Giá này khá đắt so với những dòng bàn phím thông thường nhưng nó thật sự đáng tiền vì đây là một dòng bàn phím cơ có hiệu suất mạnh mẽ. Hiện tại, G915 hơi khó mua tại Việt Nam, nếu muốn trải nghiệm sản phẩm, bạn phải đặt hàng qua website của hãng.
#7. Logitech G613 – bàn phím không dây cao cấp giá rẻ của Logitech
Tuy cùng là sản phẩm dòng cao cấp nhưng mẫu bàn phím Logitech G613 lại hướng tới phân khúc tầm trung. Ở mức này, nó đủ sức càn quét tất cả các đối thủ cạnh tranh của mình. Sản phẩm này được xây dựng dựa trên thiết kế truyền thống của hãng Logitech, đồng thời hãng cũng tích hợp công nghệ Romer-G Switch vào sản phẩm của mình. Người sử dụng sẽ cảm nhận được những trải nghiệm thú vị của Switch Logitech độc quyền của nhà Logitech.
Với công nghệ Switch Romer-G, bàn phím sẽ cho bạn độ bền lên đến 70 triệu lần nhấn. Tốc độ phản hồi chỉ 1ms nhờ công nghệ không dây Lightspeed. Đồng thời, sản phẩm cũng có độ bền pin lên đến 18 tháng và được loại bỏ đèn nền để có thể tiết kiệm pin. Ngoài ra, khi bàn phím sắp hết pin, nó cũng sẽ báo cho bạn biết để bạn kịp thời để bạn có thể thay pin. Bên cạnh đó, bàn phím có 6 phím G chuyên biệt giúp bạn có thể lập trình các lệnh macro tùy thích.
Ngoài ra, G 613 cũng ghi điểm với người dùng bởi sở hữu thiết kế khá đơn giản, cổ điển và hệ thống phím chìm. Nó phù hợp với cả mục đích thông thường lẫn cả khi chơi game. Thiết kế của nó cũng khá nhỏ gọn với kích thước 48 x 22 x 3.3 cm, bạn có thể thao tác tuyệt vời với đầy đủ các phím và phím chức năng.
Giá của bàn phím không dây Logitech G613 rơi vào khoảng 1.799.000 đến 2.499.000 VNĐ. Đây rõ ràng là một mức giá khá hời cho các game thủ. Giá không quá cao nhưng lại mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.
#8. Bàn phím bluetooth đa thiết bị Logitech K380
Logitech K380 là một mẫu bàn phím đa năng khi có thể kết hợp nhiều thiết bị cùng một lúc. Nó là bản cơ bản trước khi nâng cấp của mẫu K780 mà Techaz.vn đã giới thiệu ở phía trên. Thiết bị này tương thích gần như với mọi thiết bị có khả năng kết nối Bluetooth. Bạn có thể kết nối từ điện thoại, máy tính bảng đến laptop,… và có thể kết nối cùng lúc đến tận 3 thiết bị.
Thiết kế của K380 cũng khá nhỏ gọn và dễ di chuyển. Kích thước chỉ có 28 x 11 x 4.9 cm và chỉ nặng khoảng 400 gram, bạn có thể mang nó đi khắp nơi. Đồng thời các phím bấm cũng khá nhẹ và có switch cắt chéo nên bạn có thể an tâm về độ nhạy phím.
K380 được người dùng yêu thích bởi thiết kế nhỏ gọn, nút bấm không vuông như bàn phím thường mà được bo tròn dễ thương. Đồng thời lại còn có màu sắc vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên khoảng cách giữa các phím không đều vì càng xa về hai bên thì khoảng cách các phím lại càng khác nhau. Nhưng không vì thế mà K380 làm giảm năng suất làm việc của bạn.
K380 sử dụng 2 pin AAA nên bạn có thể dùng pin lên đến 24 tháng. Không kèm đèn nên bàn phím sẽ có tuổi thọ cao hơn hẳn. Nó sẽ rất phù hợp cho những bạn làm việc văn phòng vì sẽ giảm thiểu tối đa tiếng gõ máy. Tuy nhiên, K380 lại hỗ trợ phần mềm kém nhưng lại có khả năng tương thích rất tốt. Nó có thể kết nối với bất cứ hệ điều hành nào và có thể chuyển đổi vô cùng nhanh chóng và đơn giản.
Tuy hỗ trợ phần mềm kém nhưng K380 vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ bởi đây là một thiết kế vô cùng trẻ trung và năng động. Các phím trên K380 được thiết kế hình tròn và có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn. Đồng thời nó cũng cho phép bạn kết nối cùng lúc nhiều thiết bị, khiến việc giải trí của bạn thêm phần nhanh chóng hơn.
Giá tham khảo của bàn phím không dây Logitech K380 rơi vào khoảng 599.000 đến 749.000 VNĐ. Bạn có thể thỏa sức lựa chọn với 4 màu cơ bản. Nó rất phù hợp cho bạn nếu bạn làm việc văn phòng và không có quá nhiều yêu cầu về bàn phím.
#9. Bàn phím cơ Logitech MX Keys – KX800
Đây là dòng bàn phím cơ mới được hãng Logitech cho ra mắt cách đây không lâu. MX Keys hiện tại đang rất được giới game thủ ưa chuộng và sử dụng bởi thiết kế độc đáo và tính năng tuyệt vời của mình.
Bàn phím có một thiết kế phím lõm khá mới lạ và độc đáo. Với thiết kế này, người dùng có thể trải nghiệm cách gõ phím nhanh, nhẹ và dễ dàng hơn. Nó được nhiều người ưa thích vì độ ồn thấp và không gây sao nhãng khi làm việc.
Kích thước của bàn phím này cũng khá to, 43 x 13 x 2 cm nhưng lại nặng khoảng 800 gram. Tuy có trọng lượng nặng nhưng nó lại mang đến cho người dùng cảm giác chắc chắn khi sử dụng. Là bàn phím fullsize nên bạn có thể dễ dàng thao tác trên sản phẩm
Tính năng độc đáo nhất của bàn phím không dây MX Keys là bạn có thể kết nối và vận hành cùng lúc 3 PC. Nó có thể xử lý đa nhiệm mạnh mẽ và mượt mà trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ đèn led. Khi bạn cho tay lên bàn phím, đèn sẽ tự động sáng lên và tự điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Hơn nữa, bạn cũng có thể tắt đèn led để tiết kiệm pin. Với một lần sạc đầy pin, bạn có thể sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày, và nếu tắt đèn led, pin bàn phím có thể sử dụng lên đến 5 tháng.
Giá của sản phẩm này là khoảng 99 USD, khoảng 2.300.000 đến 2.490.000 VNĐ. Với mức giá này, sản phẩm được xem là khá hấp dẫn và rất phải chăng.
#10. Logitech G213 Prodigy – bàn phím giả cơ mạnh mẽ với mức giá hợp lý nhất
Logitech G213 Prodigy là một mẫu bàn phím giả cơ có tính năng mạnh mẽ. Nó được thiết kế dành riêng cho những người dùng mới. Bàn phím cũng có nhiều tính năng vô cùng mạnh mẽ. Đầu tiên, G213 có độ lõm cơ học Mech-Dome để mang đến trải nghiệm tiếp xúc ưu việt và cấu hình hiệu suất. Trong khi với mức giá cao của bàn phím cơ thì đây là một giải pháp rất hợp lý nhưng bạn vẫn có trải nghiệm như đang dùng phím cơ.
Bàn phím có kích thước 21.8 x 45.2 x 3.3 cm, với trọng lượng là 1kg. Nó được thiết kế fullsize với 104 phím tiêu chuẩn và một vài phím chức năng rời. Đồng thời bàn phím cũng kèm theo đèn led với 16.8 triệu màu. Tuy không quá đặc biệt nhưng nó vẫn được đánh giá cao bởi những tính năng mạnh mẽ cho một dòng bàn phím chơi game.
Hơn nữa, bàn phím cũng cho phép bạn nhấn 13 phím cùng một lúc. Và bàn phím cũng có khả năng chống nước vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể vừa chơi game vừa ăn uống mà không lo nước sẽ làm hư hỏng bàn phím. Sản phẩm sử dụng nguồn sạc nên bạn có thể yên tâm vì thời lượng pin dài và không cần phải thay pin.
Giá tham khảo của bàn phím giả cơ G213 Prodigy là khoảng 999.000 đến 1.249.000. Đây là mức giá không quá cao nhưng bạn có thể trải nghiệm những tính năng của một bàn phím giả cơ mạnh mẽ và ưu việt.
Trên đây là top 10 bàn phím Logitech mà Techaz.vn cho rằng nó mạnh mẽ và tốt nhất. Bên cạnh những sản phẩm này, Logitech còn có rất nhiều những sản phẩm khác có tính năng mạnh mẽ và độ bền không kém. Bạn có thể tìm hiểu thêm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được mẫu bàn phím phù hợp với bạn nhất!