Hướng dẫn

Tạo USB boot UEFI và Legacy 2024 – chuẩn UEFI hoặc chuẩn Legacy

USB cứu hộ hay USB Boot WinPE là một công cụ rất cần thiết với nhiều người. Nó chứa một hệ điều hành Windows Mini cùng nhiều phần mềm khác giúp cài Windows hay khắc phục sự cố máy tính. Dạo một vòng trên Google bạn cũng sẽ thấy có rất nhiều bài viết về nó rồi. Nhưng để cho thuận tiện khi tìm kiếm thông tin trên blog, ở bài này gocinfo cũng sẽ tạo USB cứu hộ đa năng chuẩn UEFI và Legacy với DLC Boot.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo cách tạo USB Boot cứu hộ bằng Hiren’s BootCD PE 2022. Đây là phiên bản cập nhất mới của Hiren’s Boot. Hoặc bộ HKBoot.

Về DLC Boot

DLC Boot là một công cụ tạo USB Boot cứu hộ đa năng của tác giả Trần Duy Linh. Được tác giả chia sẻ miễn phí với cộng đồng. Nó giúp bạn tạo cho một ổ cứng rời hay USB có khả năng boot (khởi động) để cứu hộ máy tính Windows khi gặp sự cố.

Ngoài việc tích hợp các bản Mini Windows (hay WinPE) chứa trong USB để cứu hộ máy tính. DLC Boot còn có nhiều công cụ phần mềm sửa lỗi, kiểm tra, phân vùng ổ đĩa, khôi phục dữ liệu, cài đặt driver,… Đây thực sự là một công cụ hữu ích với các KTV máy tính hay những người thích vọc vạch tự mình fix lỗi Windows.

 

DLC Boot đã được phát triển đến v3.4 2017, sắp tới tác giả cũng sắp ra bản 2018 v3.5. Trong bài viết này, gocinfo sẽ tạo USB Boot cứu hộ với bản DLC Boot 2017 v3.4. Nếu có bản mới được tác giả release, sẽ được mình cập nhật cài đặt ngay bên dưới.

Những công cụ trong bản DLC Boot 2017 v3.4

Kế thừa các công cụ từ các phiên bản trước và cập nhật nhiều công cụ mới. Đây là một số phần mềm và tính năng nổi bật trong DLC Boot:

  • Tích hợp Mini Windows 10, Windows XP 32 bit và 64 bit
  • Hỗ trợ tạo USB boot cả 2 chuẩn UEFI và Legacy
  • Nhiều công cụ ngoài DOS như: Test LCD, MemTest86, Active Password Changer Pro 5.0, Mini Tool Partition,..
  • Phần mềm kiểm tra, phân vùng ổ cứng: Partition Wizard, AOMEI Partition, BootICE, HDD Low Level Fomat,..
  • Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu: Power Data Recovery, EaseUS Data Recovery, Active partition Recovery, Active File Recovery,..
  • Phần mềm hỗ trợ sao lưu, phục hồi driver: DriverPack Online, Double Driver,..
  • Bộ phần mềm mạng: trình duyệt Cent Browser, IDM, Teamviewer, Wake me on LAN, LinksVIP tool,..
  • Công cụ kiểm tra thông số máy tính: CPU-Z, GPU-Z, HWiNFO32, KeyboardTest, BatteryMon, GetDiskSerial,..
  • Bộ ứng dụng văn phòng: Word, Excel, Power Point, Paint, Unikey.
  • Phần mềm diệt Virus: Kaspersky Reset, Malware Hunter, Bkav, Eset,…
  • Bộ phần mềm tiện ích: 7-Zip, CCleaner, UltraIOS, Check file Hash, VLC Player, MP3 cutter,..
  • …vân vân và mây mây. Còn khá nhiều phần mềm tiện ích khác nửa giúp bạn cài Windows cũng như cứu hộ máy tính một cách chuyên nghiệp.

Chuẩn bị gì để tạo USB cứu hộ này

Đã gọi là USB cứu hộ máy tính thì chắc chắn bạn cần phải có 01 USB rồi. Dung lượng càng cao càng tốt, khoảng từ 4GB là ổn. Và nhớ sao lưu dữ liệu trong USB nhá vì sẽ định dạng USB khi tạo Boot.

Nếu cài trên ổ cứng rời (HDD Box) thì dung lượng không phải bàn rồi. Nhưng USB là tiện nhất rồi vì nó gọn hơn ổ cứng nhiều.

Bên cạnh đó bạn cần 01 máy tính Windows có kết nối mạng để tải về bộ cài đặt nữa… Chỉ nhiêu đây thôi là bắt đầu được rồi.

Tạo USB cứu hộ đa năng chuẩn Legacy và UEFI với DLC Boot

1.Trước hết bạn hãy vào trang chủ DLC Boot và tải về bộ cài đặt ở mục Tải về => DLC Boot => chọn phiên bạn thích hợp. Ở đây mình đang tải bản DLC Boot 2017 v3.4.

[Update] Hiện tại trang chủ DLCBoot đã không thể truy cập, rất may mình đã download từ trước bạn có thể tải về qua link ủng hộ blog dưới đây.

Tải về bộ DLCBoot 2017 v3.4

  • MEGA.
  • Fshare.
  • Google Drive.

2.Click chuột phải vào file đã tải về chọn Extract to để giải nén. Mở thư mục vừa giải nén bạn tìm file “DLCBoot.exe” => Click chuột phải => Run as Administrator.

 

3.Ở giao diện chính của công cụ hiển thị các phần mềm sẽ được tích hợp vào USB Boot. Công cụ này có hỗ trợ tiếng Việt. Nếu thích bạn có thể chọn lá cờ Việt Nam để đổi sang tiếng Việt.

Hãy click vào biểu tượng chiếc USB ở phía trên, bên phải dòng chữ DLC Boot 2017 để bắt đầu tạo USB cứu hộ đa năng.

4.Tiếp theo danh sách các USB (ổ cứng ngoài) kết nối với máy tính của bạn sẽ hiện thị. Bạn chỉ chọn USB mà bạn muốn tạo Boot trên nó. Ở các mục:

  • Boot Kernel: ưu tiên chọn SysLinux
  • Boot Type: bạn có 2 tùy chọn:

I. Nếu chọn tùy chọn Normal thì USB sẽ không bị chia. Bạn có 1 phân vùng duy nhất lưu DLC Boot và dữ liệu cá nhân chung. Nhưng bạn cũng không phải xoắn vì dữ liệu DLC Boot cũng sẽ được ẩn đi.

Tạo USB cứu hộ Boot ở chế độ bình thường – không ẩn

II. Nếu chọn tùy chọn Hide (Ẩn), USB sẽ bị chia 2 phân vùng1 phân vùng chứa dữ liệu của bạn1 phân vùng chứa dữ liệu DLC Boot, phân vùng này sẽ bị ẩn đi để tránh hư hỏng dữ liệu Boot.

Khi chọn Hide, bạn sẽ cần lựa chọn định dạng cho phân vùng chứa dữ liệu DLC Boot ở mục USB Format DLC Boot Partion. Nếu muốn tạo USB cứu hộ chuẩn Legacy thì chọn định dạng NTFS. Ngược lại, nếu bạn muốn tạo USB cứu hộ chuẩn UEFI thì chọn FAT32.

Ở bên trên thì bạn nhập dung lượng chia cho phân vùng dữ liệu DLC Boot. Dung lượng còn lại sẽ dành để cho phân vùng dữ liệu cá nhân của bạn. Ở đây mình có USB 16GB (~15GB) nên chia cho phân vùng DLC Boot ~4GB. Còn lại ~11GB để chứa dữ liệu.

5.Sau khi đã lựa chon cho mình chế độ Boot ẩn hay bình thường rồi. Bây giờ bạn chỉ cần click Create Boot và chờ đợi một chút.

Khi hiện thông báo Complete là bạn đã tạo USB Boot cứu hộ thành công rồi đấy.

Kiểm tra USB Boot DLC đã tạo thành công chưa

DLC Boot cũng có sẵn tùy chọn giúp bạn kiểm tra trước USB Boot cứu hộ đã được tạo thành công chưa. Nhờ vào đó bạn không phải mất thời gian test trực tiếp bằng cách khởi động lại.

Để làm điều này, bạn mở file DLCBoot.exe trong USB mới tạo hoạc file ban đầu đều được. Tiếp tục chọn USB => Chọn vào Test Boot (gần Create Boot lúc nãy).

Đợi một chút, phần mềm QemuBootTeser hiện lên. Mọi thông số bạn để mặc định như hình. Chỉ quan tâm dòng Boot Device chọn USB mà bạn vừa tạo. Dòng Boot Mode chọn EFI-x64 và Legacy BIOS để kiểm tra lần lượt từng chế độ khởi động.

Bây giờ, bạn có thể kiểm tra từng chế độ Boot xem có lỗi hay không. Chọn từng chế độ và click RUn Qemu để thực hiện.

 

Bạn không thể vào luôn Mini Windows bằng QemuBootTeser. Do đó, chỉ cần hiện menu boot là đã tạo USB Boot DLC thành công.

Hình ảnh Menu USB cứu hộ đa năng boot ở chế độ Legacy:

 

Chế độ UEFI:

Các thành phần trong Menu Boot DLC

  • Reboot: Khởi động lại máy.
  • Shutdown: Tắt máy.
  • Boot From HDD: Boot (khởi động) từ ổ cứng.
  • Boot from Operating System: Boot vào Windows XP/Vista/7/8/10
  • MS-DOS: Vào môi trường DOS chỉ có lệnh.
  • Mini Windows 10 32Bit: Vào Mini Windows 10 32Bit
  • Mini Windows 10 64Bit: Vào Mini Windows 10 64Bit
  • Mini Windows XP: Vào Mini Windows XP
  • Other Tools: Boot vào Menu với các tiện ích khác.
  • Hard Disk Tools: Boot vào Menu với các tiện ích về ổ đĩa cứng.
  • Backup or Restore: Boot vào Menu với các tiện ích về sao lưu và phục hồi ổ đĩa.
  • Antivirus Rescue Disk Tools: Boot vào Menu với các tiện ích về quét và diệt virus.

Cách khởi động vào DLC Boot

Để khởi động máy tính vào Mini Windows trong DLC Boot, bạn cần biết phím tắt vào Boot Options (tùy chọn Boot) của hãng Laptop hay mainboard đang dùng.

Sau khi tạo thành công USB boot cứu hộ như bên trên. Bạn hãy rút USB ra và cắm vào lại. Khởi động lại máy tính và ấn nhanh phim tắt vào Boot Options được hiển thị ở dưới góc màn hình một số dòng máy tính.

Chọn tiếp USB bạn vừa tạo với DLC Boot để khởi động. Ví dụ như hình dưới đây. Vậy là xong.

Giao diện Boot Option mainboard ASRock – Khởi động máy tính từ USB Boot
Boot options Laptop Dell – Khởi động từ USB Legacy và UEFI
Boot options Laptop Dell – Khởi động từ USB Legacy và UEFI
Boot option Laptop Acer – Khởi động từ USB
Boot option Laptop Acer – Khởi động từ USB
 

Một số vấn đề khi tạo USB cứu hộ bằng DLC Boot

1.Bị phần mềm diệt Virus phát hiện có Virus trong bộ cài.

Điều này được chính tác giả thông báo ở trang chủ rằng: “Một số chương trình sẽ bị một số trình Antivirus phát hiện là virus vì đơn giản chỉ là do các chương trình đó nó can thiệp vào hệ thống nên mới bị các trình Anti báo như vậy (ví dụ: Kon-boot, Windows 7 Loader) bạn cứ an tâm sử dụng ko sao cả.”

Do đó bạn hãy yên tâm mà sử dụng nhé.

2.Gặp một số lỗi khi chọn tạo USB Boot

Để khắc phục bạn nên đảm bảo nhớ chạy DLC Boot bằng quyền Admin.

Không biết phải lỗi chung hay không nhưng mình thấy một số bạn nói rằng khi giải nén DLC Boot vào thư mục có dấu tiếng Việt cũng gặp lỗi khi sử dụng. Để chắc ăn bạn có thể chứa thư mục DLC Boot ở đường dẫn không có dấu.

Hiện tại chỉ gặp nhiêu đây lỗi thôi nếu phát hiện thêm mình sẽ cập nhật bài viết ?

Gỡ bỏ USB Boot

Không biết vì lý do gì bạn không dùng DLC Boot nữa và muốn gỡ bỏ nó. Rất đơn giản, bạn hãy kết nối USB đã tạo Boot DLC vào máy tính => Khởi chạy DLCBoot.exe bằng quyền Admin.

Chọn vào mục USB như khi tạo => chọn tên USB trong danh sách và chọn Remove. Như vậy mọi thứ liên quan đến DLC Boot trong USB của bạn sẽ được xóa. USB sẽ được sử dụng như bình thường.

Lời kết:

Ok mọi thứ đã xong, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tạo được một chiếc USB Boot cứu hộ đa năng chuẩn Legacy và UEFI với DLC Boot. Đây là một công cụ hữu ích cho những ai hay cài Windows hay khắc phục sự cố máy tính.

Nếu thấy bài viết hữu ích đừng ngại đánh giá 5 sao cũng như share bài viết với bạn bè của bạn nhá.

Chúc bạn thành công !

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Back to top button