BlogWiki

AJC là trường gì? tìm hiểu chi tiết

AJC là một trường nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến trường này thực sự tên là gì? nếu bạn chưa biết thì cùng TechAz tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

AJC là trường gì?

AJC viết tắt tiếng anh của Academy of Journalism and Communication và có tên tiếng việt là Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chi tiết quá trình thành lập và phát triển AJC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. Trường tọa lạc trên khu vực vốn là lỵ sở phủ Hoài Đức.

Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhiều lần thay đổi tên gọi như:

  • Trường Tuyên giáo Trung ương (1962–1969);
  • Trường Tuyên huấn Trung ương (1970–1983);
  • Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984–2/1990) hợp nhất trường Tuyên huấn Trung ương với trường Nguyễn Ái Quốc V;
  • Trường Đại học Tuyên giáo (1990–3/1993);
  • Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993–6/2005);
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6/2005 đến nay).

AJC và các khoa, chuyên ngành đào tạo

STTKhoaChuyên ngành đào tạo
1Triết họcTriết học Mác – Lênin
2Kinh tế chính trị– Quản lý kinh tế- Kinh tế chính trị Mác – Lênin- Kinh tế và Quản lý
3Chủ nghĩa xã hội khoa học– Chủ nghĩa xã hội khoa học- Giáo dục lý luận chính trị
4Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5Xây dựng ĐảngXây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
6Chính trị học– Chính trị phát triển- Chính sách công- Quản lý công
7Tuyên truyền– Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa- Văn hóa phát triển- Truyền thông chính sách
8Viện Báo chí– Báo in- Ảnh báo chí- Truyền thông đại chúng- Truyền thông đa phương tiện
9Quan hệ công chúng – Quảng cáo– Quan hệ công chúng- Quảng cáo- Truyền thông Marketing
10Phát thanh – Truyền hình– Báo truyền hình- Báo phát thanh- Báo mạng điện tử- Quay phim truyền hình
11Quan hệ Quốc tế– Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế- Thông tin đối ngoại- Truyền thông quốc tế- Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu
12Xuất bảnBiên tập xuất bảnXuất bản điện tử
13Xã hội học và phát triển– Xã hội học- Công tác xã hội
14Nhà nước và Pháp luật– Quản lý xã hội- Khoa học quản lý nhà nước
15Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
16Ngoại ngữBiên dịch Ngôn ngữ Anh
17Giáo dục đại cương và nghiệp vụ sư phạm<Không đào tạo chuyên ngành>

Nguồn tham khảo của bài viết https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_B%C3%A1o_ch%C3%AD_v%C3%A0_Tuy%C3%AAn_truy%E1%BB%81n

Rate this post

Related Articles

Back to top button