Tư vấn mua máy tính để bàn chơi game tốt nhất trong tầm giá
Máy tính để bàn đã là thiết bị vô cùng quan trọng đối với công việc hàng ngày. Đối với những bạn chơi game, máy tính để bàn lại càng là một vật không thể thiếu. Nhưng không phải chứ mua máy tính về là nó sẽ phục vụ tốt cho tựa game mà bạn chơi, nó có những yêu cầu riêng, cấu hình riêng. Vì thế trước khi quyết định mua máy, bạn cần tham khảo và nghiên cứu thật kỹ nhé. Cùng Techaz.vn tìm hiểu về cách chọn mua máy tính để bàn chơi game tốt nhất trong tầm giá bạn nhé!
Máy tính để bàn là gì?
Máy tính để bàn hay còn gọi là PC – Personal Computer đây được mọi người biết đến là một dạng máy tính cá nhân. PC là thiết bị công nghệ có khả năng xử lý dữ liệu, lưu trữ thông tin, lập trình các chương trình đã được số hóa nhằm giải quyết công việc, giải trí,…
Một máy tính để bàn thông thường sẽ gồm hai phần chính. Phần màn hình chính và bộ xử lý trung tâm hay được gọi là CPU. Do có bộ xử lý rất mạnh mẽ nên PC thường đảm nhận các công việc nặng nhọc và chạy những chương trình có dung lượng cao.
Tuy có thể xử lý công việc nặng nhưng máy lại có thiết kế khá cồng kềnh và thường được lắp đặt cố định. Bạn không thể mang PC đi đâu cả mà chỉ có thể đặt ở một chỗ nhất định. Loại máy tính này thường được các công ty thiết kế, sản xuất game lựa chọn vì có thể xử lý khối lượng công việc nhiều và yêu cầu cao.
Ngày nay, trong thời đại phát triển công nghệ 4.0, máy tính cá nhân được mọi người sử dụng rất nhiều. Vì thế, nó có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng, tính năng khác nhau để phục vụ nhu cầu riêng của từng người.
Lịch sử ra đời của máy tính để bàn
Máy tính để bàn ra đời không chỉ sinh ra với mục đích giải trí hay gửi email như hiện tại. Khi ra đời, máy tính để bàn nhằm mục đích là để giải quyết một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến việc tính toán siêu tốc. Máy tính đầu tiên được ra đời từ những năm 1800 tại Pháp. Nó được Joseph Marie Jacquard phát minh ra dưới dạng máy dệt sử dụng thẻ gỗ đục lỗ để tự động dệt các thiết kế vải. Mô hình máy tính ban đầu sử dụng thẻ đục lỗ tương tự như vậy.
Nhưng mãi đến năm 1880, khi mà dân số Hoa Kỳ đã phát triển cực kỳ lớn, lớn đến mức phải mất hơn 7 năm để lập bảng kết quả điều tra dân số. Vì thế Chính phủ đã tìm kiếm một cách nhanh chóng hơn để hoàn thành công việc của họ. Đó là họ đã tạo ra các máy tính dựa trên thẻ đục lỗ và nó thường chiếm diện tích của toàn bộ căn phòng.
Trước khi được sử dụng rộng rãi bộ vi xử lý như ngày hôm nay thì những máy tính đời đầu tiên chiếm không gian của cả một căn phòng. Mãi đến những năm 1960 thì máy tính mới có thể lập trình được và năm 1965, máy tính mới có thể nhỏ gọn như một chiếc máy đánh chữ. Đến những năm 1970, máy tính mới được tích hợp ROM và có màn hình LED để thể hiện chữ và số và hiển thị các bản vẽ đồ họa.
Sự phát triển của máy tính
Ý tưởng về một chiếc máy tính đã nhen nhóm từ những năm 1800 nhưng mãi đến năm 1941 thì một chiếc máy tính có thể lưu trữ thông tin được. Và kể từ đó, máy tính càng ngày càng phát triển.
- Vào năm 1941, Atanasoff cùng với sinh viên của ông là Clifford Berry, đã thiết kế ra một máy tính có thể giải quyết 29 phương trình cùng một lúc. Điều này đã đánh dấu sự kiện rằng lần đầu tiên một chiếc máy tính có thể lưu trữ thông tin trên bộ nhớ chính của nó.
- Đến năm 1943 – 1944, hai giáo sư của Đại học Pennsylvania là John Mauchly và J. Presper Eckert đã xây dựng máy tính Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC). Nó được xem là “ông nội” của máy tính kỹ thuật số hiện đại. Kích thước của máy tính trong thời kỳ này cũng khá cồng kềnh khi có thân hình đồ sộ, chiếm hết một căn phòng với diện tích 6x12m, gồm 40 kệ cao 2,4m và có 18.000 ống chân không. Nó có khả năng xử lý 5.000 phép tính/một giây và hoạt động nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó.
- Năm 1946 thì Mauchly và Presper rời Đại học Pennsylvania và nhận tài trợ từ Cục điều tra dân số để xây dựng UNIVAC, máy tính thương mại đầu tiên cho các ứng dụng kinh doanh và cho chính phủ. Và hai người cũng đang tiếp tục phát triển máy tính của mình.
- Đến năm 1953, Grace Hopper đã phát triển ngôn ngữ máy tính đầu tiên, được gọi là COBOL. Thomas Johnson Watson Jr., con trai của Giám đốc điều hành IBM, Thomas Johnson Watson Sr., đã nghĩ ra IBM 701 EDPM để giúp Liên Hợp Quốc theo dõi Triều Tiên trong chiến tranh.
- Năm 1954: Ngôn ngữ lập trình FORTRAN, viết tắt của FORmula TRANslation, được phát triển bởi một nhóm lập trình viên tại IBM do John Backus dẫn đầu. Cũng trong năm này thì hệ thống phòng thủ tính toán khổng lồ có tên là SAGE được thiết kế để hỗ trợ Lực lượng không quân theo dõi dữ liệu ra đa theo thời gian thực. Sản phẩm này được trang bị với những tiến bộ kỹ thuật như modem và hiển thị đồ họa tân tiến nhất ở thời điểm đó. Tuy nhiên, hệ thống lại nặng tới 300 tấn và chiếm diện tích cả một gian phòng. Nó vẫn còn quá to và cồng kềnh so với máy tính ngày nay.
- Năm 1958, Jack Kilby và Robert Noyce đã công khai mạch tích hợp, hay còn được gọi là chip máy tính. Kilby đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 2000 cho công trình của mình.
- Năm 1960 thì NEAC 2203 được chế tạo bởi hãng điện Nippon (NEC) và được xem là một trong những chiếc máy tính bán dẫn sớm nhất trên thế giới được sản xuất ở Nhật Bản. Loại máy tính này được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và ứng dụng kỹ thuật.
- Năm 1964, lần đầu tiên Douglas Engelbart đã đưa ra nguyên mẫu của máy tính hiện đại, cùng với chuột và giao diện người dùng đồ họa (GUI). Sự kiện này đã đánh dấu sự phát triển của máy tính từ một cỗ máy chuyên dụng dành cho các nhà khoa học và toán học sang công nghệ dễ tiếp cận hơn với công chúng. Cùng lúc đó thì IBM System/360 được giới thiệu với công chúng. Nó là máy tính đầu tiên kiểm soát toàn bộ phạm vi ứng dụng từ nhỏ tới lớn, từ thương mại tới khoa học đến từ đế chế máy vi tính IBM. Người dùng có thể phóng to hay thu nhỏ các thiết lập của mình tùy thích mà không phải đau đầu về việc nâng cấp phần mềm. Các mẫu System/360 cao cấp có vai trò lớn trong các sứ mệnh của con tàu vũ trụ Apollo của NASA cũng như các hệ thống theo dõi lưu lượng không khí.
- Cùng năm 1964 thì CDC 6600 được kiến trúc sư máy tính Seymour Cray thiết kế. Mọi người gọi nó là bộ máy tính nhanh nhất trên thế giới ở thời điểm đó. Các sản phẩm này vẫn giữ được “ngôi quán quân tốc độ” cho đến năm 1969 khi Cray thiết kế siêu máy tính tiếp theo của ông.
- Năm 1965, DEC PDP-8 được chế tạo bởi công ty Thiết bị kỹ thuật số (DEC) và là chiếc máy tính mini đầu tiên được thương mại hóa thành công. Ngay sau khi tung sản phẩm ra thị trường thì DEC PDP-8 đã bán được hơn 50.000 chiếc. Chiếc máy tính này có thể thực hiện mọi công việc của một chiếc máy tính lớn nhưng giá chỉ khoảng 16.000 USD trong khi System/360 của IBM lên tới hàng trăm ngàn USD. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho người dùng hiệu quả nhất.
- Đến năm 1969, nhóm các nhà phát triển tại Bell Labs đã sản xuất ra UNIX, một hệ điều hành nhằm giải quyết được bài toán về những vấn đề tương thích dữ liệu. Do được viết bằng ngôn ngữ lập trình C nên UNIX có khả năng portable trên nhiều nền tảng và trở thành hệ điều hành được lựa chọn tại nhiều công ty lớn và các tổ chức Chính phủ. Nhưng do tính chất chậm chạp của hệ thống nên UNIX không bao giờ thu hút được người dùng PC tại nhà. Bởi họ không phải là những chuyên gia về ngôn ngữ lập trình. Đồng thời, năm 1969 cũng đánh dấu sự ra đời của Interface Message Processor (IBP). Đây là đặc trưng cho thế hệ gateway đầu tiên và ngày nay được biết đến là các bộ định tuyến (router). Như vậy, IMP là nơi thực hiện những tác vụ quan trọng đầu tiên trong việc phát triển mạng và chuyển mạch gói đầu tiên trên thế giới (ARPANET). Họ cũng là người tiền nhiệm của Internet toàn cầu và đặt nền móng cho sự phát triển của mạng Internet hiện nay.
- Năm 1970, Công ty Intel mới thành lập đã công bố sản phẩm đầu tiên của họ là Intel 1103. Đây là chip Dynamic Access Memory (DRAM) đầu tiên có mặt trên thế giới.
- Năm 1971, Alan Shugart đã lãnh đạo một nhóm kỹ sư của IBM và phát minh ra “đĩa mềm” đầu tiên. Chiếc đĩa này sẽ cho phép bạn chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Cùng thời gian này thì Kenbak-1 ra đời. Nó là sản phẩm được coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Nó được nhà sản xuất giới thiệu như là một công cụ sử dụng dễ dàng cho mục đích giáo dục. Nhưng chúng đã không được thành công như kỳ vọng khi chỉ bán được hơn một tá sản phẩm. Vì thiếu bộ vi xử lý, những chiếc máy tính này chỉ có công suất tính toán 256B và đầu ra (output) của chúng chỉ là một loạt đèn nhấp nháy. Nó không mang lại hiệu suất như người dùng mong muốn.
- Năm 1973 đã đánh dấu một sự kiện rất quan trọng. Robert Metcalfe, thành viên trong đội ngũ nghiên cứu của Xerox, đã cho ra đời và phát triển cáp Ethernet. Cáp Ethernet được ra mắt với vai trò kết nối nhiều máy tính và phần cứng khác.
- Giai đoạn những 1974 – 1977 thì đã có một số máy tính cá nhân được tung ra thị trường, bao gồm Scelbi & Mark-8 Altair, IBM 5100, TRS-80 của Radio Shack (được gọi một cách thân mật là “Trash 80”) và PEToreore. Tuy nhiên những mẫu máy tính này chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của người dùng và chúng không được thành công cho lắm.
- Năm 1975, tạp chí Popular Electronics số tháng 1 đã mô tả Altair 8080 là “bộ máy tính mini đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên hai chuyên viên máy tính Paul Allen và Bill Gates, đề nghị viết phần mềm cho Altair bằng cách sử dụng ngôn ngữ BASIC mới. Vào ngày 4/4 họ đã thành công và đã thành lập công ty phần mềm của riêng họ, Microsoft.
- Năm 1976 đánh dấu sự ra đời của Apple I. Nó được hình thành bởi Steve Wozniak nhưng đã bị ông chủ của ông tại tập đoàn máy tính HP từ chối. Không nản lòng với thất bại, ông đã giới thiệu nó cho câu lạc bộ máy tính Homebrew ở Thung lũng Silicon và cùng với người bạn Steve Jobs quản lý. Họ đã bán được 50 mô hình thiết kế trước cho Byte Shop ở Mountain View, California với mức giá khoảng 666 USD. Steve Jobs và Steve Wozniak cũng đã đặt nền móng cho sự ra đời của máy tính Apple vào đúng ngày Cá tháng Tư. Apple I là máy tính đầu tiên có bảng mạch đơn (theo Đại học Stanford).
- Cũng trong năm 1976 thì Cray-1 được phát hành. Cray-1 là bộ máy tính toán có tốc độ nhanh nhất trên thế giới ở thời điểm đó. Dù mức giá khoảng từ 5-10 triệu USD nhưng nó vẫn bán chạy.
- Năm 1977, Jobs và Wozniak hợp nhất Apple và cho ra mắt Apple II tại hội chợ công nghệ West Coast Computer Faire đầu tiên. Máy tính Apple II cung cấp đồ họa màu và kết hợp một ổ cassette âm thanh để lưu trữ. Đây được xem là bước đột phá trong công cuộc phát triển của máy tính.
- Năm 1981, Máy tính cá nhân đầu tiên của IBM, có tên là “Acorn”, được giới thiệu chính thức trên thị trường. Acorn sử dụng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft, có chip Intel, hai ổ đĩa mềm và màn hình màu tùy chọn. Điều này giúp cho thuật ngữ PC trở nên phổ biến.
- Năm 1985, Microsoft đã công bố hệ điều hành Windows. Ngoài ra, Domain .com đầu tiên được đăng ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1985.
- Đến năm 1990, Tim Berners-Lee, một nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vật lý năng lượng cao ở Geneva đã phát triển HyperText Markup Language (HTML), tạo ra World Wide Web.
- Năm 1994, PC chính thức trở thành cỗ máy chơi game khi có một số tựa game như “Command & Conquer”, “Alone in the Dark 2”, “Theme Park”, “Magic Carpet”, “Descent” và “Little Big Adventure” được tung ra thị trường.
- Năm 1996, hai nhà khoa học Sergey Brin và Larry Page phát triển công cụ tìm kiếm Google tại Đại học Stanford.
- Năm 1999, lần đầu tiên thuật ngữ WiFi được xuất hiện và chúng trở thành một phần của ngôn ngữ điện toán. Người dùng bắt đầu kết nối với Internet không dây.
Các dòng PC chơi game phát triển cuối năm 1990
Trong lịch sử phát triển của máy tính cá nhân, PC dần được phát triển để phục vụ hình thức giải trí cho người dùng. Các trò chơi như Doom và Quake xuất hiện vào những năm 1990 đã thúc đẩy các game thủ và những người đam mê máy tính thường xuyên nâng cấp lên CPU và card đồ họa (3dfx, ATI, và Nvidia) mới nhất cho máy tính để bàn của họ với mục đích để chạy các ứng dụng này. Tuy nhiên, từ cuối những năm 2000 do sự phổ biến ngày càng tăng của card đồ họa tích hợp của Intel đã buộc các nhà phát triển trò chơi phải cân đối lại.
Kể từ năm 2000, xu hướng người dùng dần thay đổi từ PC sang Laptop. Với xu hướng hậu PC này đã khiến cho sự sụt giảm trong doanh số máy tính để bàn. Tuy nhiên, với hiệu năng của laptop, điện thoại và Tablet thì PC vẫn phát triển trong thị trường thiết bị hiện tại. Trong số các dạng của máy tính cá nhân thì máy tính để bàn vẫn là một mặt hàng chủ yếu trong thị trường doanh nghiệp và cũng phổ biến trong số những người mua cá nhân.
Đến năm 2018, doanh số PC toàn cầu đã trải qua sự hồi sinh và được thúc đẩy bởi thị trường kinh doanh máy tính chơi game. Các loại máy tính để bàn vẫn là một vật cố định vững chắc trong lĩnh vực thương mại, giáo dục và chơi game. Ngoài ra, thị trường máy tính để bàn chơi game đã chứng kiến doanh thu toàn cầu tăng 54% mỗi năm.
Máy tính để bàn gồm những bộ phận nào?
Với một máy tính để bàn thông thường sẽ gồm 3 bộ phận chính. Ba bộ phận này bao gồm:
- Màn hình máy tính.
- CPU – Bộ xử lý trung tâm.
- Thiết bị ngoại vi.
Vậy CPU là gì?
CPU – Central Processing Unit – là bộ phận bộ xử lý trung tâm của một thiết bị máy tính cá nhân. CPU đóng vai trò như là não bộ của một thiết bị máy tính. Bộ xử lý này sẽ xử lý mọi thông tin, thao tác. Các dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
Cấu tạo bên trong của CPU gồm những gì?
CPU có cấu tạo từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Với một con chip nho nhỏ đó mà người ra có thể sắp xếp đến 3 triệu bóng bán dẫn và có thể thực hiện khoảng 188 triệu lệnh mối giây.
Không giống như trước đây, các CPU sẽ vô cùng lớn và chiếm nhiều diện tích. CPU ngày nay có kích thước khá nhỏ gọn nhưng vẫn đầy đủ 5 thành phần.
CPU gồm tất cả 5 thành phần, trong đó phần trung tâm sẽ có 3 bộ phận chính là CU, ALU và Registers:
- Khối điều khiển (CU – Control Unit). Đây là thành phần làm nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý của CPU. Nó được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ của hệ thống. Khối điều khiển này được xem là phần cốt lõi của một bộ xử lý. Nó được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.
- Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit) sẽ có chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
- Bộ phận thứ ba của CPU là các thanh ghi (Registers). Đây là các bộ nhớ có dung lượng khá nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao. Nó được thiết kế nằm ngay trong CPU. Nó sẽ được dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi chỉ có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
- Thành phần thứ tư là Opcode, nó là bộ nhớ chứa mã máy của CPU. Nó có thể thực thi các lệnh trong file để thực thi các lệnh cần xử lý.
- Phần cuối cùng là phần điều khiển. Phần điều khiển này thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Các mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.
Tốc độ xử lý CPU tính như thế nào?
Tốc độ xử lý của CPU là tần số tính toán và làm việc của chip. Nó được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz.
Hiện nay có hai nhà sản xuất CPU cho máy tính lớn nhất là Intel và AMD. Các hãng xuất máy tính phổ biến hiện nay như Acer, Asus, Lenovo, Dell, HP và Apple đều đưa ra rất nhiều mẫu Laptop sử dụng các loại CPU khác nhau có giá thành từ bình dân đến cao cấp. Nhưng các sản phẩm của họ phần lớn đến sử dụng các chip được Intel và AMD sản xuất.
Nguyên lý hoạt động của bộ vi xử lý CPU sẽ diễn ra như thế nào?
Đối với một CPU dù có hiện đại như thế nào. Dù liên tục được cải tiến như thế nào kể từ khi các CPU đầu tiên xuất hiện thì nguyên lý hoạt động của CPU cơ bản vẫn gồm 3 Tìm nạp, Giải mã và Thực thi.
- Tìm nạp là quá trình nhận lệnh của CPU. Mỗi lệnh sẽ được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số và được chuyển tới CPU từ RAM. Mỗi lệnh mà CPU nhận chỉ là một phần nhỏ của một thao tác bất kỳ, vì vậy CPU cần phải biết lệnh nào sẽ đến tiếp theo. Các địa chỉ lệnh hiện tại được giữ bởi một Program Counter – bộ đếm chương trình (PC). PC và các lệnh sẽ được đặt vào một Instruction Register – thanh ghi lệnh (IR). Độ dài của PC sau đó sẽ được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.
- Giải mã là quá trình được thực hiện sau khi lệnh đã được tìm nạp và lưu trữ trong IR. Sau khi hoàn tất quá trình tìm nạp, CPU sẽ truyền lệnh tới một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Tại đây, lệnh sẽ được chuyển đổi thành các tín hiệu và được chuyển qua các phần khác của CPU để thực hiện hành động.
- Thực thi là bước cuối cùng trong quá trình xử lý của CPU. Tại bước cuối cùng thì lệnh được giải mã và gửi đến các bộ phận liên quan để được thực hiện. Các kết quả sau đó sẽ được ghi vào CPU register, nó hoạt động giống thanh RAM.
Tóm lại thì CPU có thể thực hiện các công việc nhận lệnh từ các thao tác và request của người dùng. Nó còn có thể giải mã các lệnh và chuyển các lệnh này sang ngôn ngữ máy, lưu trữ các lệnh đó và truyền đến các bộ phận khác trong máy tính để thực hiện yêu cầu của người dùng.
Trong quá trình hoạt động thì Bộ xử lý sẽ sản sinh rất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng được phủ một lớp tản nhiệt để làm mát, giúp CPU vận hành ổn định, trơn tru. Đó là lý do các máy tính đều được trang bị quạt tản nhiệt.
Ưu điểm của PC so với Laptop thông thường
Với tính năng mạnh mẽ và tốc độ xử lý cao nên PC thường có những ưu điểm riêng khi so sánh với laptop. Vì thế có rất nhiều người lựa chọn mua PC thay vì những chiếc laptop. Vậy ưu điểm của PC là gì?
Ưu điểm đầu tiên là PC có tốc độ xử lý dữ liệu cao
Khác với những chiếc laptop nhỏ gọn thông thường, PC có tốc độ xử lý dữ liệu cao liên tục. Nó có thể làm việc liên tục mà không hề có dấu hiệu “mệt mỏi”. Ngoài ra thì các máy tính để bàn cũng có thể đảm nhiệm cùng một lúc nhiều loại công việc khác nhau mà không tốn nhiều thời gian. Máy tính để bàn cũng ít gặp tình trạng bị lag, giật hay chậm. Khả năng chạy các chương trình nặng như chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép video, game,… đều vượt trội hơn hẳn so với máy tính xách tay.
Độ chính xác của PC là tuyệt đối
Với các thuật toán được lập trình sẵn trên máy, nó sẽ luôn cho ra kết quả chính xác 100%. Hơn nữa, PC còn có thể tính hàng trăm triệu thuận toán một lúc mà không hề cảm thấy bị quá sức.
PC có khả năng lưu trữ tuyệt vời và an toàn cho việc lưu trữ dữ liệu
Máy tính để bàn sẽ có không gian lớn hơn máy tính xách tay. Vì thế nó có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin dữ liệu mà con người không thể kiểm soát được hết.
Nếu như là đối với laptop, bạn phải kèm thêm ổ SSD thì với máy tính để bàn, đây là điều không cần thiết.
Ngoài ra, khi sử dụng máy tính thì vấn đề an toàn dữ liệu luôn là vấn đề người sử dụng đặt lên hàng đầu. Tuy rằng cả laptop và desktop đều là nơi người dùng cập nhật dữ liệu hàng ngày và được lưu trữ trong máy tính.
Nhưng có thể nói rằng máy tính để bàn có khả năng lưu trữ lớn hơn, mức độ an toàn cao hơn khi chỉ được sử dụng ở những nơi riêng tư như nhà riêng, văn phòng hay trong phòng làm việc. Bạn cũng không phải lo lắng về trường hợp máy tính để bàn của mình bị rơi vỡ máy móc, mất mát dữ liệu hoặc bị người khác đánh cắp những thông tin cá nhân nếu không được sự đồng ý của chủ nhân.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể phân loại nhiều thư mục con khác nhau để dễ dàng tìm thấy dữ liệu hơn. Bạn có thể lưu trữ vài chục tập phim, hàng ngàn bức ảnh, bài hát,… trong PC của bạn.
Ngoài ra, máy tính để bàn còn có khả năng tự động thông minh
Bạn chỉ cần cài đặt, thiết lập và khởi động các chương trình cần thiết, máy tính sẽ tự động xử lý và hoàn thành công việc một cách độc lập. Bạn không cần phải bỏ công theo dõi từng lệnh. Nó sẽ xử lý tất cả lệnh của bạn đưa ra cùng một lúc.
Giải trí
Có thể nói, máy tính để bàn là một công cụ giải trí đắc lực với các kho ứng dụng giải trí khổng lồ về phim, nhạc, và các game… Như vậy máy tính giúp bạn tìm ra những công cụ giải trí tối ưu nhất.
Ngoài ra, các màn hình máy tính để bàn hiện tại được thiết kế dưới dạng màn hình tinh thể lỏng với diện tích lớn. Nó sẽ làm tăng trải nghiệm hình ảnh của bạn khi sử dụng. Bạn có thể xem video, phim với hình ảnh rõ nét hơn. Các tựa game cũng sẽ chạy mượt mà hơn trên nền tảng PC.
Cấu hình và hiệu suất làm việc của PC cũng sẽ cao hơn so với Laptop
Khi bạn bỏ tiền ra để cân nhắc giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay thì bạn có thể dễ dàng thấy được rằng so với cùng một mức giá thì máy tính để bàn sẽ cho bạn một cấu hình mạnh hơn, tốc độ xử lý của CPU cao hơn, trang bị phần cứng cũng sẽ đầy đủ hơn. Hơn nữa, khi mức giá cao hơn một chút thì bạn sẽ thấy card đồ họa cũng sẽ cao hơn và khả năng lưu trữ của máy cũng sẽ vượt trội hơn hẳn so với laptop.
Về khả năng nâng cấp và sửa chữa của máy tính để bàn.
Với khả năng tháo rời của mình thì về mặt này, máy tính để bàn có ưu thế hơn hẳn so với máy tính xách tay. Bạn có thể dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp bất cứ linh kiện nào có trong thùng (case) của máy tính để bàn.
Bên cạnh đó, nếu bạn gặp sự cố hư linh kiện như CPU, RAM, card đồ họa,…thì bạn chỉ cần mở thùng máy tính, gỡ linh kiện bị hỏng đi sửa chữa hoặc nâng cấp thêm cho máy tính hoạt động mạnh hơn mà không phải lo lắng đến vấn đề hỏng các thiết bị, mạch điện liên quan. Điều này sẽ là khó khăn so với laptop vì bạn phải mang cả máy tính đến nơi sửa chữa thì mới có thể tháo rời và thay mới được.
Máy tính để bàn sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn laptop?
Theo một vài nghiên cứu khoa học thì một bộ máy tính để bàn sẽ an toàn với người dùng hơn là một chiếc laptop. Vì máy tính để bàn được thiết kế một màn hình, một bàn phím, một con chuột gắn ngoài cùng các linh kiện điện tử được đặt trong một thùng máy (case). Thùng máy này sẽ có khả năng cách điện, cách nhiệt với người sử dụng.
Đặc biệt hơn là có những loại case còn được thiết kế chống nhiễm từ, có khả năng trung hòa dòng điện, tránh cho người dùng bị giật điện trong quá trình sử dụng. Từ đó bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng.
Ngoài ra thì việc ngồi lâu làm việc không đúng tư thế hoặc bị hạn chế phải ngồi sai sẽ làm cho sức khỏe con người giảm sút. Người dùng sẽ dễ đau bệnh và xuất hiện các loại “bệnh văn phòng” rất đáng lo ngại.
Hơn nữa, màn hình của máy tính để bàn có khoảng cách vừa phải, màn hình máy tính cũng đủ rộng để không phải điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt. Tư thế ngồi gõ phím và di chuột cũng không gây khó khăn, người dùng có thể tự do điều chỉnh sao cho hợp lý. Vì thế cũng sẽ giảm các bệnh về mắt hơn là những thiết bị xách tay.
Vì những ưu điểm vượt trội như thế mà những game thủ chuyên nghiệp thường lựa chọn mua máy tính để bàn thay vì máy tính xách tay. Vậy máy tính để bàn chơi game là gì?
Máy tính để bàn chơi game là gì?
Máy tính để bàn chơi game hay PC gaming là một loại máy tính để bàn. Máy tính thông thường sẽ gồm những bộ phận thiết yếu như: màn hình, phím, chuột, loa, thùng máy,… Ngoài ra, thùng máy sẽ kèm với rất nhiều linh kiện quan trọng bên trong có thể kể tên như: CPU, RAM, Main, VGA, Nguồn…
Đối với máy tính chơi game thì sẽ thường có cấu hình cao, mạnh mẽ về hiệu suất, card đồ họa (VGA) rời, RAM từ 8GB trở lên. Đây là yếu tố quan trọng đánh giá xem máy tính để bàn của bạn có phải là máy tính để bàn dùng để chơi game hay không.
Máy tính chơi game khác gì với máy tính thông thường?
Với những máy tính để bàn dùng để chơi game, nó có yêu cao hơn về cấu hình, ở cứng, bộ nhớ,…để có thể cho bạn hình ảnh chân thực nhất và trải nghiệm mượt mà nhất. Vậy máy tính để bàn chơi game có điểm nào khác với máy tính văn phòng thông thường?
Máy tính chơi game khác máy tính văn phòng về cấu hình máy tính
Có lẽ sự khác nhau lớn nhất giữa 2 loại máy tính này đó chính là về cấu hình của máy. Các cấu hình của máy tính chơi game sẽ cao hơn rất nhiều lần so với cấu hình máy tính dùng cho văn phòng. Bởi các tựa game đều yêu cầu rất cao để cho những trải nghiệm chân thật và mượt mà nhất.
Phần lớn thì các linh kiện của máy tính để bàn dùng chơi game đều có thông số kỹ thuật cao hơn so với. Bạn có thể thấy một số các linh kiện tạo sự khác biệt rõ nhất như: CPU, RAM, Card đồ họa và ổ cứng…
- CPU – Bộ xử lý trung tâm
Bạn cần quan tâm xem CPU của máy tính chơi game có cấu hình như thế nào. Thường thì CPU dùng cho máy tính để bàn chơi game sẽ được trang bị cấu hình mạnh nhất, đa số các model đều sử dụng vi xử lý từ Core i7, chỉ một số phân khúc giá rẻ hơn thì dùng i5 hoặc i3. Bạn nên lưu ý rằng máy dùng Core i3 sẽ khó đáp ứng được nhu cầu chơi game của game thủ.
Đối với các máy tính dùng cho văn phòng thì sẽ trang bị CPU thấp hơn, chủ yếu là i3, hoặc một số cao cấp hơn là i5. Vì những máy tính có cấu hình này có giá rẻ hơn. Tuy nhiên máy tính văn phòng chỉ cần cấu hình tương đối như này thì đã có thể đáp ứng được nhu cầu về công việc cho người dùng.
- Về Card đồ họa
Các máy tính chơi game rất chú trọng đến card đồ họa, đây có lẽ là một yếu tố quan trọng nhất. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh hiển thị và trải nghiệm của game thủ. Nếu card đồ họa không tốt có thể khiến máy tính chơi game bị giật, lag, hình ảnh bị vỡ, không mượt, khiến game thủ khó chịu.
Do đó phần lớn máy tính chơi game đều sử dụng card đồ họa rời để có thể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chơi game của người dùng. Còn đối với máy tính văn phòng thì card đồ họa không có nhiều tầm ảnh hưởng như thế. Vì thế các máy tính này chỉ cần các card đồ họa onboard là đã đủ để đáp ứng người dùng rồi.
- Ổ cứng của máy tính
Máy tính dùng cho văn phòng sẽ không cần dung lượng lưu trữ nhiều như máy tính để bàn dùng để chơi game. Vì thế bạn chỉ cần ổ cứng có dung lượng trung bình là có thể giúp máy tính để bàn có thể chạy trơn tru không vấn đề gì rồi.
Tuy nhiên điều này là không thể với máy tính chơi game. Nó cần trang bị ổ cứng dung lượng lớn hơn, bởi các tựa game khá nặng. Nếu không đủ bộ nhớ lưu trữ, máy sẽ bị giật, lag, vô cùng khó chịu. Do đó phần lớn loại máy này thường được trang bị thêm ổ SSD, và đôi người trang bị thêm cả SSD và HDD để có thể chạy mọi tựa game một cách mượt mà.
Thiết kế của máy tính dùng cho văn phòng và máy tính chơi game cũng khác nhau
Do tính chất của công việc và không gian, máy tính văn phòng sẽ thường được thiết kế theo phong cách đơn giản và lịch sự. Nó trú trọng đến sự gọn gàng, nhỏ gọn, để tiết kiệm không gian. Vì thế nên các dòng máy tính văn phòng đều theo phong cách đơn giản, nhỏ gọn và đẹp.
Còn đối với máy tính chơi game do nó thể hiện cá tính của người dùng nên các thiết kế sẽ thường hầm hố ấn tượng với màu sắc đặc trưng của game thủ. Phần lớn các máy để bàn dùng để chơi game sẽ có thiết kế khá ấn tượng, đèn led sáng với đủ màu sắc, màn hình, cấu hình khủng… Mỗi loại máy sẽ mang một phong cách riêng và phù hợp với từng không gian riêng. Các game thủ sẽ không tiếc tiền trang bị dàn máy tính của mình để có thể chơi game thoải mái nhất.
Về giá thành của máy tính văn phòng và máy tính để bàn chơi game
Vì máy tính chơi game được trang bị cấu hình cao cùng các yêu cầu cao về kỹ thuật. Vì thế nên giá thành của chúng cao hơn rất nhiều so với các loại máy tính dùng cho văn phòng. Bạn phải bỏ ra số tiền 15 – 20 triệu mới mua được một chiếc máy chơi game tầm trung, nhưng chỉ với 10 triệu là bạn đã có thể mua được máy tính văn phòng cao cấp rồi. Có nhiều game thủ có thể trang bị cho mình dàn máy tính lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì mỗi loại máy tính sẽ phục vụ đặc thù yêu cầu riêng nên bạn cần dựa vào mục đích sử dụng của mình để lựa chọn loại máy tính phù hợp.
Đối tượng sử dụng máy tính chơi game là ai?
Thông thường, các máy tính để bàn luôn có cấu hình vô cùng mạnh mẽ. Với cấu hình mạnh mẽ như thế, một chiếc máy tính chơi game có thể đáp ứng nhiều nhu cầu công việc khác nhau chứ không hẳn chỉ dùng để chơi game.
Ngoài việc chơi game và giải trí, bạn có thể xử lý các công việc như: làm việc văn phòng, soạn thảo văn bản, làm bảng tính, học và sử dụng các phần mềm đồ họa cơ bản, cắt ghép, chỉnh sửa video một cách mượt mà…
Vì thế nên đối tượng sử dụng của máy tính để bàn chơi game rất rộng. Bao gồm người trong nhiều ngành nghề như: nhân viên văn phòng, kế toán, nhân sự, nhân viên kinh doanh, nhân viên thiết kế (thiết kế quảng cáo, kiến trúc sư), nhân viên marketing, game thủ,….
Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định luyện tập để trở thành một streamer thì bạn cũng có thể cân nhắc một bộ máy tính để bàn gaming tầm trung.
Lý do tại sao chơi game bạn nên chọn máy tính để bàn?
Bạn hoàn toàn có thể chơi game trên laptop, máy tính bảng, smartphone hay bất kỳ thiết bị nào nhưng tại sao các game thủ lại luôn chọn máy tính để bàn để phục vụ nhu cầu này?
Lý do thứ nhất là vấn đề về giá cả. Nếu so về hai cấu hình tương đồng thì máy tính để bàn dùng để chơi game sẽ luôn có mức giá rẻ hơn các thiết bị điện tử khác.
Nếu bạn muốn sở hữu chiếc laptop chơi game tương đối ổn thì bạn cần ít nhất bạn bỏ ra trên 20 triệu đồng. Nhưng cũng với số tiền trên, bạn đã có thể sở hữu một bộ máy để bàn chơi game với cấu hình cực xịn, tự tin chiến mọi tựa game. Ngoài ra, các máy tính chơi game này cũng sẽ có thêm bộ đèn led siêu thích mắt.
Lý do thứ hai là về cấu hình mạnh mẽ. Có thể nhiều bạn chưa biết rằng CPU của máy để bàn chơi game luôn có hiệu năng hoạt động mạnh hơn laptop từ 30-70% nếu so cùng dòng CPU. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình nếu muốn.
Hơn nữa, do đặc điểm thiết kế mà máy để bàn sẽ có trang bị tản nhiệt rất tốt. Vì thế dù bạn có chơi game liên tục trong một thời gian dài thì máy vẫn luôn mát, hoạt động ổn định. Điều đó sẽ giúp gia tăng tuổi thọ cho chiếc máy tính để bàn chơi game của bạn.
Nên chọn máy tính để bàn chơi game tự lắp hay máy tính chơi game đồng bộ?
Máy tính tự ráp là gì?
Máy tính tự lắp là lựa chọn của đến 99% của các game thủ. Ngoài sở thích chơi game thì các game thủ còn có sở thích tự ráp máy tính chơi game khủng giá rẻ cho mình. Điều này sẽ giúp họ có thể giảm chi phí khi phải mua cả bộ máy đắt đỏ nhưng có những linh kiện mà họ không thích.
Do đó, ngoài việc lựa chọn những bộ máy tính chơi game mới đắt tiền thì việc xây dựng những bộ máy tính để bàn cũ giá rẻ cũng là một xu hướng được nhiều game thủ yêu thích.
Máy tính tự ráp sẽ có thùng máy thông thường nhưng các linh kiện trong máy tính là do bạn tự chọn, có thể ổ cứng là một hãng mà chip, Ram.. lại là một hãng khác.
Ưu điểm của loại máy tính chơi game tự ráp
- Bạn có thể tự chọn loại linh kiện mà bạn thích. Có thể là vỏ từ hãng này, ổ cứng từ hãng khác,… Bất kỳ loại linh kiện nào mà bạn thích.
- Bạn có thể dễ dàng thay thế linh kiện và nâng cấp máy tính. Bạn cũng sẽ dễ dàng thay đổi và sửa chữa linh kiện bị hỏng.
- Giá thành của loại máy tính để bàn chơi game tự lắp sẽ rẻ hơn. Nếu cùng với số tiền bạn mua máy tính đồng bộ nhưng nếu là tự ráp thì bạn sẽ có được một bộ máy tính có cấu hình cao hơn rất nhiều.
Vậy nhược điểm là gì?
- Khi tự lắp ráp máy tính, bạn phải có kiến thức nhất định và kinh nghiệm để chọn mua linh kiện phù hợp.
- Ngoài ra, máy tính mà bạn tự ráp nên chắc chắn là sẽ không được ai kiểm duyệt trước rồi. Nó có thể xảy ra lỗi trong quá trình bạn sử dụng.
- Với các chính sách bảo hành theo linh kiện, nhiều khi bạn sẽ không được bảo hành đúng như chính sách. Nếu như không cẩn thận, bạn có thể mua phải linh kiện đểu và rất nhanh hỏng. Vì thế bạn rất dễ bị mất tiền oan.
Máy tính đồng bộ là gì?
Máy tính đồng bộ được giới chuyên môn đánh giá rất cao bởi sự ổn định và tính bền bỉ của nó. Không những vậy mà các sản phẩm máy tính để bàn đồng bộ thường được thiết kế vô cùng khoa học và bắt mắt.
Tuy nhiên, những bộ máy tính này khiến nhiều người không lựa chọn. Máy tính đồng bộ sẽ làm nhiều game thủ lo ngại về cấu hình máy, hiệu năng hệ thống và khả năng nâng cấp thường rất hạn chế. Ngoài ra, những bộ máy tính đến từ các nhà sản xuất lớn như Dell, Asus, HP,… đã đưa ra các dòng máy tính phục vụ game thủ nhưng thường giá sẽ rất cao.
Ưu điểm của máy tính đồng bộ
- Do được sản xuất từ những nhà sản xuất nổi tiếng. Vì thế mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như sự phối hợp ăn ý giữa các linh kiện của máy tính đồng bộ.
- Các máy tính đồng bộ sẽ có tính thẩm mỹ cao, kiểu dáng bắt mắt, thiết kế đẹp và khả năng thống nhất giữa các linh kiện của máy. Nó được thiết kế bằng những chuyên gia lành nghề nhất.
- Máy tính đồng bộ sẽ được tích hợp các phần mềm bản quyền. Nó sẽ giúp bạn sử dụng máy tính một cách trơn tru mà không vướng phải các “bản win lậu”.
- Hiệu suất máy tính sẽ được sử dụng tối đa và bền hơn so với các dòng máy khác. Đồng thời nó cũng được chú trọng hơn về các quạt tản nhiệt.
- Máy tính đồng bộ thường sẽ phù hợp với các đối tượng ít am hiểu về máy tính, bởi nó đã được lắp ghép sẵn và được kiểm tra tỉ mỉ.
Hạn chế của máy tính đồng bộ là gì?
- Máy tính đồng bộ sẽ thường có giá thành cao hơn so với việc bạn tự mua linh kiện về lắp ráp . Điều này vô cùng dễ hiểu bởi 1 sản phẩm chất lượng, độ bền cao thì thường đi đôi với chi phí cao.
- Ngoài ra, máy tính đồng bộ sẽ khó nâng cấp linh kiện bởi nó liên quan đến độ tương thích giữa các linh kiện.
Vì thế bạn có thể tùy ý lựa chọn loại máy tính theo sở thích và khả năng tài chính của mình nhé! Có không ít người sở hữu máy tính lắp ghép có giá trị còn cao hơn so với máy tính đồng bộ.
Những lưu ý dành cho bạn khi lựa chọn máy tính để bàn chơi game
Khác với máy tính thông thường, các máy tính để bàn dùng để chơi game sẽ có những cấu hình đặc biệt. Nó được hỗ trợ để có thể chạy các chương trình chơi game giả lập. Ngoài ra, nó cũng được cấu tạo và hỗ trợ nhiều chức năng đặc biệt, giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.
Vậy nên khi lựa chọn mua máy tính để bàn dùng để chơi game, bạn cần lưu ý thật kỹ những vấn đề sau.
Bạn nên để ý chất lượng hơn mẫu mã
Tất nhiên khi lựa chọn một chiếc máy tính chơi game trông thật hoành tráng, đẹp đẽ là điều mà nhiều người mong muốn. Nhưng nó chưa chắc đã cho bạn những trải nghiệm game tốt nhất hoặc rẻ nhất.
Thực sự thì ngoại hình nó chỉ có tác dụng gây ấn tượng cho người dùng lúc bạn đầu. Còn về lâu dài thì chất lượng mới là điều ta quan tâm. Khi chơi game thì trải nghiệm nó sẽ phụ thuộc vào cấu tạo bên trong của chiếc máy tính chứ hoàn toàn không do ngoại hình quyết định.
Dù vậy thì nó cũng không có nghĩa là bạn không được lựa chọn những mẫu máy tính để bàn có ngoại hình đẹp. Vì dù sao đi nữa, cái đẹp ban đầu chắc chắn sẽ gây ấn tượng hơn với bạn. Nó sẽ kích thích và khiến bạn thích thú tìm hiểu trước khi hòa mình vào mỗi trò chơi. Vì thế nếu bạn đầu tư cho vẻ ngoài của máy tính cũng là sự cần thiết. Nhưng thay vì tốn quá nhiều chi phí vào việc đó, hãy tập trung vào phần “ruột” bên trong.
Bạn nên lựa chọn những dòng máy có thể mở rộng khả năng lưu trữ
Khi bạn chọn mua một bộ máy tính, hoặc một ổ đĩa lưu trữ trò chơi của mình, bạn nên chú ý rằng các trò chơi hiện đại sẽ có dung lượng khá lớn. Hiện nay có rất nhiều tựa game bom tấn có dung lượng lưu trữ vượt quá 30GB.
Với những game thủ, họ mong muốn có nhiều trò chơi trong máy hoặc những trò chơi nặng để có thể dễ dàng lên cấp. Vì thế họ sẽ có kế hoạch để mở rộng lưu trữ với một máy tính với cáp SATA phụ và khoang ổ đĩa cho ổ đĩa cứng bổ sung hoặc ổ đĩa trạng thái rắn.
Để có thể mở nhanh nhất trò chơi của bạn, bạn sẽ cần chắc chắn có được một trong hai ổ SSD hoặc ít nhất là một ổ cứng 7200 RPM kết nối với bo mạch chủ của bạn thông qua SATA III 6.0 Gbps.
Bạn có muốn mua máy tự ráp để có khả năng nâng cấp
Nếu bạn muốn có trải nghiệm với những tựa game đỉnh cao nhưng lại bị hạn chế vì máy tính có cấu hình hạn hẹp và bạn không có quá nhiều tiền. Bạn có thể tự build máy tính để có dàn PC đủ mạnh nhằm thỏa mãn niềm đam mê chơi game của mình.
Bạn có thể tự lắp ráp máy tính chơi game với hiệu năng cao và chi phí tối ưu nhất. Để có thể giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời và thỏa sức chinh phục những tựa game đình đám hàng đầu hiện nay.
Bạn cũng cần lựa chọn các linh kiện phù hợp với cấu hình mà bạn mong muốn. Bạn có thể kiểm tra tính tương thích giữa các thành phần và xem chúng có bị xung đột hay không. Nhưng quá trình này sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian đấy nhé!
Lưu ý lớn nhất là để đảm bảo bạn có thể lắp ráp được máy tính mới một cách an toàn nhất thì bạn nên chọn mua các linh kiện được sản xuất bởi các hãng uy tín. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm xem hãng nào có chế độ bảo hành tốt, đồng thời tìm hiểu về thông tin linh kiện, đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt.
Về nguồn cấp điện của máy tính để bàn chơi game
Có một vài lý do khiến cho việc cung cấp nguồn điện cho máy tính để bàn có thể trở thành vấn đề. Nếu bạn lựa chọn một nguồn cung cấp điện chất lượng thấp cũng có thể sẽ không có hiệu quả và làm tăng chi phí sử dụng điện.
Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã cung cấp điện với công suất đủ cao để thực sự hỗ trợ tất cả các thành phần trong máy tính. Một CPU tốt và GPU sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn so với các máy tính không chơi game.
Khi lựa chọn máy tính để bàn chơi game, bạn nên lưu ý đến mục đích sử dụng
Bạn cần xác định thật kỹ là bạn mua máy tính để bàn đơn giản là để bạn chơi game và làm một số công việc nhỏ khác hay còn mục đích gì khác nữa không. Điều này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí mà bạn phải bỏ ra. Nó sẽ giúp bạn có thể đảm bảo rằng mình sẽ không phung phí tiền cho các tính năng không cần thiết khác.
Bạn cần cân nhắc có nên sử dụng bộ xử lý APU và GPU hay không?
APU hay Accelerated Processing Unit là bộ xử lý được thiết kế để kết hợp hai đơn vị riêng biệt trên một khuôn. Nó thực chất là một con chip được tích hợp cả CPU và GPU vào chung với nhau. Với việc đặt hai mạch này lên cùng một khuôn duy nhất sẽ làm giảm bớt không gian cho các đơn vị xử lý giúp bạn có thể hạ thấp chi phí, cho phép có nhiều chỗ hơn cho phần cứng khác và làm thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc đặt các thành phần gần nhau sẽ làm tăng tốc độ truyền dữ liệu và giảm tiêu thụ năng lượng. Bạn có thể hiểu rằng APU là một thiết bị tích hợp cả CPU và GPU. Bạn có thể quyết định những gì bạn muốn cho chính mình.
Lưu ý là khi bạn mua một APU, bạn sẽ phải trả thêm tiền cho GPU trên chip.
Bạn cần lưu ý đến RAM của máy tính để bàn
Với bất kỳ trò chơi nào bạn cũng sẽ đòi hỏi một dung lượng RAM nhất định. Dung lượng RAM này sẽ được cài đặt sẵn trong máy tính của bạn. Nhưng bạn có thể sẽ không cần nhiều. Bạn không cần quá lo lắng về việc thiếu dung lượng RAM vì các kỹ sư máy tính nói rằng, thêm RAM sẽ không làm trò chơi tốt hơn.
Thay vào đó, bạn hãy nghĩ về việc sở hữu một Card đồ họa GPU hơn. Nó sẽ cho phép máy tính của bạn có độ phân giải cao hơn và hình ảnh tốt hơn trong các trò chơi của bạn.
Máy tính sẽ quan trọng nhất là hệ điều hành trên máy
Nếu bạn đang tự lắp ráp một máy tính chơi game của riêng mình, bạn hãy mua sử dụng thử hệ điều hành Windows, vì nó là hệ điều hành mở và rất dễ sử dụng.
Bạn nên lựa chọn màn hình và khả năng tương thích phù hợp
Màn hình của máy tính chắc chắn luôn là một thành phần quan trọng trong việc thiết lập chơi game của bạn. Bạn hãy chắc chắn rằng đã mua một chiếc màn hình máy tính chơi game có đầu vào phù hợp với các kết quả đầu ra của GPU của bạn, nếu không bạn sẽ không thể kết nối chúng. Và nếu như bạn mua một màn hình máy tính với tốc độ cao (120Hz hoặc 144hz) hoặc một màn hình độ phân giải cao (1440p hoặc 4K), bạn cũng sẽ phải chắc chắn rằng Card đồ họa của bạn có kết quả đầu ra phải để hỗ trợ các tỷ lệ và độ phân giải tương thích.
Yêu cầu của cấu hình của máy tính máy tính chơi game như thế nào?
Vì lựa chọn một máy tính chơi game là một khoản chi phí không hề nhỏ vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua. Với mỗi tựa game khác nhau thì lại có các yêu cầu về cấu hình cũng khác nhau. Vì thế mà một chiếc máy tính để bàn chơi game sẽ cần phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
Chọn CPU cho máy tính để bàn chơi game
CPU được đánh giá là bộ não của cả một bộ máy tính. Nó là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển chương trình đến các thành phần khác trong hệ thống máy tính thực hiện lệnh đó. Tốc độ của máy tính để bàn thường được đánh giá qua CPU.
Hiện tại trên thị trường linh kiện máy tính có rất nhiều loại CPU khác nhau. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn để đáp ứng việc thay thế CPU cho máy tính. CPU được phân ra làm 4 loại. Bạn có thể tìm hiểu để chọn lựa cho chiếc máy tính chơi game của mình sao cho phù hợp nhất.
- CPU cấp thấp sẽ thường được dùng cho các máy tính đời thấp. Nó sẽ phục vụ cho các công việc nhẹ nhàng. Bạn có thể xem thêm về CPU AMD Sempron hay Intel Celeron.
- CPU trung bình thấp sẽ dành cho các máy tính đời cao hơn một tí. Nó có thể cho bạn sử dụng hầu hết các chương trình ứng dụng, giải trí với tốc độ xử lý cao hơn như CPU AMD Athlon 64 hay Intel Pentium 4.
- CPU trung bình cao là những CPU được tích hợp với các công nghệ đa nhân xử lý dành cho các máy tính sử dụng các chương trình chuyên nghiệp, máy tính lập trình, xử lý đồ họa…Các loại CPU này là AMD Athlon 64 x2, AMD Athlon FX…, Intel Core Duo, Intel Core2 Duo,…
- Loại CPU cuối cùng là các CPU cao cấp. Nó được dùng với các thiết bị chuyên dụng của các máy chủ web (Web Server) trong hệ thống mạng. Các máy này cần cài nhiều hệ điều hành thì mới có thể sử dụng được. Các CPU này là AMD Athlon II, AMD Phenom II, AMD FX, AMD APU; Intel i3, i5, i7; Intel Xeon,…
Đối với máy tính để bàn chơi game thì bộ phận quan trọng nhất khi bạn lựa chọn CPU đó chính là Core. Core được ví là bộ não của thùng PC. Nó có trách nhiệm xử lý tất cả những thông tin mà hệ thống nhận được từ âm thanh, hình ảnh, dữ liệu…
Mặc dù quan trọng là thế nhưng lại có nhiều người chưa biết cách chọn và phân biệt sức mạnh của Core. Thông thường mọi người đều nghĩ core i3 sẽ kém hiệu suất hơn i5 và i7. Nhưng không đúng như vậy! Thực tế thì sức mạnh của Core còn dựa vào đời. Core i3-9100f là core i3 đời 9, nó sẽ thừa sức đánh gục i5 đời 3 và 4. Thậm chí là i7 đời 2.
Những CPU thông dụng trong CPU của máy tính chơi game hiện nay: CPU Intel Pentium G5400, Core i3-9100F, Core i5-9400F, Core i5-2400F, Core i7-9700F, Core i9-9900KF,… hay bên phía AMD thì có CPU AMD Ryzen 3 2200, Ryzen 3 3200, Ryzen 5 2600, Ryzen 5 3600, Ryzen 7 3700X, Ryzen 9 3900X, ….
Trước khi lựa chọn CPU, bạn hãy kiểm tra xem máy tính của mình có cấu hình như thế nào để đưa ra quyết định chọn CPU cho phù hợp.
Bạn cần chọn Mainboard cho máy tính để bàn chơi game của mình
Mainboard là bo mạch chủ của máy tính. Nó là thành phần chủ chốt trong cả hệ thống và cũng rất quan trọng trong quá trình vận hành của máy.
Dù rất quan trọng nhưng chọn mua mainboard một cách hợp lý thì lại khác, thực chất thì mainboard là món mà bạn có thể chọn theo giá một cách dễ nhất mà không sợ ảnh hưởng tới hiệu năng nhiều.
Ở những mainboard chuyên dùng để chơi game, nó sẽ hay gắn mác gaming và thường được thêm vào những tính năng như gia cố cổng ethernet giúp bạn quản lý băng thông tốt hơn, tăng cường hiệu năng RAM, chất lượng âm thanh tốt hoặc có sẵn chip âm thanh đặc biệt, và nhiều tính năng khác nữa.
Một Mainboard tốt thì nó phải có khả năng chịu được hiệu suất làm việc lớn và tương thích với tốc độ xử lý của Ram và Ổ cứng. Vì thế khi lựa chọn, bạn nên lựa chọn bo mạch chủ có hỗ trợ nhiều khe cắm và chuẩn kết nối để có thể dễ dàng nâng cấp khi cần.
Yêu cầu thứ ba là bạn lựa chọn ổ cứng lưu trữ như SSD/HDD
Các ổ cứng sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xử lý những nhu cầu về khả năng tải dữ liệu nhanh. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò “ứng phó” với những trò chơi phức tạp và có dung lượng khổng lồ lên đến vài chục hoặc thậm chí cả trăm GB.
Ngay sau khi bạn khởi động máy tính, các ổ cứng của bạn cũng sẽ tiến hành khởi động hệ điều hành và load tất cả các chương trình cũng như dữ liệu có sẵn trong hệ thống. Vì vậy để máy tính chơi game của bạn có thể khởi động nhanh và chạy mượt mà, bạn cần phải có một ổ cứng tốt. Rất may là ổ cứng này bạn có thể dễ dàng lựa chọn và thêm nhiều ổ khi cần.
Bạn nên quan tâm khi tìm kiếm thiết bị lưu trữ cho bộ PC chơi game bằng một số thuật ngữ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn.
HDD được gọi là ổ đĩa cứng. Nó có kích thước thông dụng là 3.5inch cho máy tính để bàn. HDD có giá thành rẻ và dung lượng lớn, tuy nhiên tốc độ đọc/ ghi chậm hơn các loại ổ cứng khác.
So với HDD thì SSD có tốc độ đọc/ ghi vượt trội hơn hẳn. Thiết kế cũng sẽ không mỏng manh dễ vỡ như HDD. Tuy nhiên, giá bán của một ổ SSD sẽ cao hơn HDD rất nhiều. Bạn có thể hình dung một SSD dung lượng 120GB sẽ có giá tương đương 1 HDD 1 TB.
Đối với máy tính để bàn chơi game thì sử dụng SSD vẫn là hợp lý nhất. Nó sẽ giúp máy có thể khởi động máy nhanh, load game nhanh và không bao giờ đau đầu vì việc chậm chạp của HDD.
Bạn có thể học các game thủ chuyên nghiệp. Họ thường lựa chọn sử dụng chung cả SSD và HDD. Trong khi ổ HDD làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu thì ổ SSD được dùng làm ổ chạy chương trình. Khi kết hợp như thế thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí vì giá ổ cứng SSD vẫn còn khá đắt đỏ.
Chọn VGA sử dụng chip nào tốt cho máy tính để bàn chơi game?
VGA hay còn được biết đến là Card đồ hoạ máy tính. Nó là một bộ phận rất quan trọng chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý các tác vụ đồ hoạ và các thông tin hình ảnh, video.
Khi một máy tính có hỗ trợ VGA, bạn sẽ có trải nghiệm hình ảnh sống động hơn khi xem video Youtube, xem phim hoặc chơi game. Tất cả hình ảnh đó được card đồ hoạ hỗ trợ để có thể hiển thị tốt nhất.
VGA có tên đầy đủ là Video Graphics Card mà mọi người thường gọi với tên tiếng Việt là Card đồ hoạ. Trong VGA thì bộ phận đóng vai trò quyết định đến sức mạnh của VGA đó chính là bộ xử lý GPU hay tên đầy đủ là Graphic Processing Unit. Bộ phận Graphic Processing Unit (GPU) đóng vai trò như bộ vi xử lý và nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ hoạ cho bộ vi xử lý ở trung tâm là CPU.
Hiện nay thì NVIDIA và AMD/ATI là các nhà sản xuất GPU lớn nhất trên thế giới. Bộ GPU xử lý của NVIDIA thường được gọi là Graphic Processing Unit (GPU) còn bộ GPU xử lý của AMD/AT có tên gọi khác là Video Processor Unit (VPU). Nếu bạn đang có dự định tự ráp máy tính thì nên chọn card Nvidia vì đây là sản phẩm chuyên dùng để chơi game.
Trên thị trường hiện tại có hai loại VGA thông dụng là card đồ họa Onboard và card đồ họa rời.
- Card đồ họa Onboard là loại card đồ họa được tích hợp sẵn ở trên bo mạch chủ của máy tính để bàn. Nó thường được nhà sản xuất tích hợp ngay vào CPU. Chính vì thế mà năng suất là việc của card đồ họa sẽ phụ thuộc và sức mạnh của CPU và RAM. Loại card đồ họa này thường được sử dụng trong các loại laptop hay máy tính văn phòng vì giá thành rẻ và năng suất làm việc không được cao.
- Card đồ họa rời cũng có chức năng và nhiệm vụ như Card Onboard nhưng nó được thiết kế độc lập và có phần năng suất hơn so với card đồ họa Onboard. Nó được trang bị thêm một bộ tản nhiệt và GPU riêng nên có thể xử lý hình ảnh và đồ họa cao hơn so với loại card đồ họa Onboard. Cùng với đó là giá của chúng thường sẽ cao hơn và không thích hợp cho những loại máy laptop hay thùng máy tính để bàn đồng bộ.
Ngoài các thông số về Core thì nếu bạn mua máy tính chơi game thì bạn phải để ý đến băng thông (Bus) của chip nhớ trên GPU. Yếu tố này thậm chí còn quan trọng hơn cả chính dung lượng bộ nhớ trong card đồ họa.
Theo kinh nghiệm của các game thủ thì các loại card đồ họa 64 bit khi chơi game thường bị giật lag, trong khi đó dòng 256 bit thường có giá cao. Vậy nên, lựa chọn phù hợp nhất là card VGA tầm trung có ram 128 bit.
Nếu như bạn cần mua máy tính để bàn chơi game 4k hoặc hơn 100 FPS thì bạn nên lựa chọn các VGA ở thế hệ mới. Một số gợi ý để bạn có thể tham khảo là dòng GTX 16-series, GPU RTX 20, NVIDIA GeForce GTX 1650 series, GeForce GTX 1660 series,.GeForce RTX 2060 GeForce RTX 2070 series, GeForce RTX 2080,…. Và phía đội đỏ AMD là Radeon RX 570, RX 580, RX 590,.RX 5500XT, RX 5600XT, RX 5700XT, RX 5000-series của AMD… Các nhà sản xuất nổi tiếng hiện nay là Asus, Gigabyte, MSI, Zotac, Sapphire, Galax, Colorful,… Bạn có thể tìm hiểu thêm các card đồ họa sao cho phù hợp với bạn nhất.
Bạn nên cân nhắc chọn RAM phù hợp với máy
RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Nó là một trong những linh kiện máy tính chơi game quan trọng. Đối với game thủ, họ cần quan tâm đến dung lượng RAM là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu chơi game hằng ngày.
Khác với card đồ họa hay bộ vi xử lý (CPU), không phải máy tình càng sở hữu nhiều RAM thì càng mạnh mẽ. Với những tựa game hiện tại thì 8GB RAM là mức khuyến cáo để một máy tính để bàn chơi game có thể chạy tốt các game nặng cũng như xử lý các chương trình đang chạy nền trên PC. Tuy nhiên nếu có kinh phí thì bạn nên lắp cho máy tính chơi game của mình 16GB RAM. Nó sẽ có thể cân hết các loại game và xử lý được nhiều tác vụ cần thiết mà máy sẽ không bị chậm, lag.
Máy tính để bàn chơi game thì nên chọn bộ nguồn như thế nào?
Bộ nguồn máy tính là trái tim của toàn bộ hệ thống máy tính. Nó sẽ đảm bảo điện áp được trải đều, cấp điện đầy đủ cho những linh kiện cần điện để làm việc như card đồ họa (VGA) , bộ vi xử lý (CPU).
Nếu bạn mua một bộ nguồn có công suất quá lớn thì nó sẽ gây tốn kém mà không tận dụng được hết khả năng của bộ nguồn. Trong khi bạn mua bộ nguồn công suất quá nhỏ chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả hư hỏng linh kiện vì chúng không được cung cấp đầy đủ điện năng để hoạt động.
Để có thể mua được bộ cấp nguồn phù hợp với mọi linh kiện của máy, bạn cần dựa vào cấu hình máy. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn bộ nguồn có công suất phù hợp thì nó có thể đảm bảo khả năng nâng cấp linh kiện máy tính để bàn của bạn trong tương lai.
Với máy tính để bàn chơi game có cấu hình càng cao thì nó sẽ càng đòi hỏi W càng lớn. Bạn có thể xác định cấu hình máy cần bao nhiêu W qua website http://www.coolermaster.com/power-supply-calculator.
Bạn chỉ cần điền thông tin cấu hình máy của bạn vào, website sẽ trả lời cấu hình đó cần bao nhiêu W (tính theo thông số TDP của từng linh kiện). Sau đó, dựa vào con số W mà web đưa ra, bạn cứ đi mua bộ nguồn có công suất W cao hơn con số đó là ổn.
Thông thường, số W của CPU và GPU thường dao động và không giống nhau.
- Máy tính của bạn sẽ cần bộ nguồn từ 300-350W để cho một CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng hoạt động.
- Với máy tính có CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ), 2 ổ cứng thì bộ nguồn sẽ khoảng 350 – 400W
- Bộ nguồn 500-550W sẽ phù hợp với máy tính để bàn có CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), 2-4 ổ cứng.
- Bộ nguồn 600-750W sẽ dành cho dàn máy tính để bàn chơi game có CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên), 4 ổ cứng.
- Bộ nguồn trên 750W sẽ phù hợp với các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire).
Tuy nhiên thì không phải bộ nguồn nào cũng có thể bảo đảm được công suất như trên bao bì. Có rất nhiều bộ nguồn có công suất thử nghiệm trên giấy lên tới 700W, nhưng các thực nghiệm lại chứng minh chúng chỉ là các bộ nguồn 500W, thậm chí là chưa đạt nổi 350W.
Hệ thống tản nhiệt cũng là một bộ phận quan trọng của máy tính để bàn chơi game
Hệ thống tản nhiệt sinh ra để làm mát hệ thống. Đối với một máy tính để bàn chơi game khi thực hiện nhiều tác vụ nặng sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt. Vì thế nê một số CPU sẽ được trang bị quạt tản nhiệt đi kèm, nhưng có một số khác lại không. Đối với những CPU có bộ làm mát sẽ được chia thành hai loại chính: bộ làm mát không khí và bộ làm mát bằng chất lỏng.
Vậy tản nhiệt khí là gì?
Tản nhiệt khí là hệ thống làm mát máy tính để bàn bằng quạt khí. Hình thức tản nhiệt này đang được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường. Hiện tại thì đa số máy tính từ giá rẻ đến cao cấp. từ PC đến laptop đều sử dụng hệ thống tản nhiệt khí này. Tuy nó đã xuất hiện rất lâu đời nhưng nhiều hãng sản xuất máy tính đang ngày càng nâng cấp hệ thống tản nhiệt khí trên sản phẩm của mình.
Tản nhiệt khí hoạt động trên cơ chế rằng tiếp xúc trực tiếp với CPU thông qua các bề mặt hút nhiệt. Nó được thiết kế với nhiều khe rãnh để tăng diện tích tiếp xúc, có thể tiếp xúc với nhiều luồng không khí để tạo thành gió làm giảm nhiệt của động cơ thông qua lớp keo tản nhiệt. Thông thường thì chất liệu của tản nhiệt khí được làm bằng nhôm hoặc đồng để dễ dàng làm mát và tỏa nhiệt.
Với sự hỗ trợ của keo tản nhiệt, nhiệt độ từ CPU sẽ truyền qua keo tản nhiệt rồi qua bề mặt hút nhiệt. Sau đó nó sẽ truyền qua các ống dẫn nhiệt lên lá tản nhiệt phía trên và đưa đến quạt. Các cánh quạt sẽ phát tán nhiệt độ của lá kim loại ra không khí. Cuối cùng thì quạt hút của thùng máy sẽ hỗ trợ đưa không khí nóng ra bên ngoài.
Với chất liệu và thiết kế đơn giản nên tản nhiệt khí rất phổ biến trên thị trường. Người dùng ưu tiên lựa chọn nó vì giá bán rẻ, cấu tạo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Nó cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong quá trình lắp đặt.
Hiện tại, quạt tản nhiệt khí được nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm sau đây:
- Giá thành phù hợp với mọi nhu cầu. Nó có giá thành rẻ và đơn giản lắp đặt.
- Bạn cũng sẽ dễ vệ sinh và bảo dưỡng quạt hơn. Bạn chỉ cần một cọ và đẩu thổi bụi là dễ dàng vệ sinh được bộ tản nhiệt mà không cần phải ra trung tâm bảo hành.
- Quạt tản nhiệt khí cũng sẽ dễ dàng sửa chữa hơn. Việc tháo lắp và mua mới cũng đơn giản hơn nên bạn có thể tự tay làm được việc này.
- Các công nghệ tản nhiệt ngày nay được rất nhiều nhà sản xuất phát triển một cách hoàn thiện. Họ cũng đã phát triển các bộ tản nhiệt khí có kèm đèn LED vô cùng đẹp mắt.
Tuy nhiên, các bộ tản nhiệt khí vẫn còn tồn tại một vài khuyết điểm như:
Các bộ tản nhiệt khí thường gây tiếng ồn do nó chạy với công suất lớn. Nếu giảm tiếng ồn thì sẽ giảm công suất. Công suất quá nhỏ sẽ không thể làm mát các bộ phận bên trong của máy tính để bàn chơi game.
Khuyết điểm thứ hai là quạt tản nhiệt khí rất dễ bám bụi. Do các cánh quạt chuyển động nhiều, ma sát với không khí sẽ tạo ra lực tĩnh điện hút những hạt bụi mịn. Điều này sẽ rất dễ làm hư quạt và hệ thống máy tính.
Ngoài ra thì ngoại hình của nó cũng khá to và cồng kềnh. Như vậy sẽ gây mất thẩm mỹ và chiếm nhiều diện tích bên trong thùng CPU.
Còn tản nhiệt nước là gì?
Khác với tản nhiệt khí thì tản nhiệt nước lại có hiệu quả làm mát cao hơn nhiều. Do hiệu suất làm việc của tản nhiệt khí chưa cao nên tản nhiệt nước đã được nghiên cứu và phát triển với mục đích làm mát dàn máy tính khủng và nóng đến mức quạt khí không thể làm giảm nhiệt độ của nó.
Tuy được phát triển sau so với tản nhiệt khí truyền thống. Nhưng tản nhiệt nước đã đáp ứng được tốt nhu cầu hạ hỏa cho dàn máy tính chơi game làm việc công suất cao trong một thời gian dài.
Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc nhờ vào dung dịch tản nhiệt nên sẽ có nhiều bộ phận và sẽ phức tạp hơn hệ thống tản nhiệt khí. Dung dịch tản nhiệt nước sẽ chạy trong một vòng tuần hoàn nhờ các ống dẫn đi qua những bộ phận của hệ thống tản nhiệt.
Các nhiệt lượng của linh kiện sẽ được truyền vào chất lỏng tản nhiệt và giải phóng ra môi trường. Dung dịch làm mát này sẽ được chứa trong bể chứa chạy qua máy bơm thẳng lên water block. Tại đây nước sẽ hấp thụ nhiệt từ bề mặt tản nhiệt và chảy lên bộ tản nhiệt có gắn quạt. Sau đó, dòng nước này sẽ chạy qua đường dẫn nhỏ trong bộ phận tản nhiệt và lá tản nhiệt. Tại lá tản nhiệt này sẽ hút nhiệt, sau đó xả ra ngoài.
Tản nhiệt nước thích hợp dành cho các máy tính sử dụng với cường độ cao hay chơi game và làm chương trình nặng thì phần cứng sẽ tỏa nhiệt rất nhiều, khi đó thì bộ tản nhiệt khí sẽ không đáp ứng được nữa.
Hiện tại thì tản nhiệt nước có hai loại là tản nhiệt nước All-in-one và tản nhiệt nước Custom.
- Tản nhiệt nước AIO là một hệ thống tản nhiệt nước đã được hãng thiết kế sẵn. Nó được thiết kế để hoạt động như một khối duy nhất. Đây là một hệ thống cố định bao gồm tất cả các bộ phận của bộ tản nhiệt chất lỏng (Block, bơm, bình chứa, radiator,…). Nó được lắp đặt sẵn một cách đầy đủ với nhiều tuỳ chọn kích thước radiator. Bạn có thể chọn những loại phổ biến là 120 mm (1 quạt), 240 mm (2 quạt) và rad 360 mm (3 quạt).
- Tản nhiệt Custom là bản cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nó có kết cấu giống tản nhiệt AIO nhưng các linh kiện của nó có thể thay đổi được tùy theo sở thích của người dùng.
Vậy tản nhiệt nước có ưu điểm gì?
- Các tản nhiệt nước cho hiệu quả làm mát cực tốt. Với các máy tính làm việc một thời gian dài thì đây được xem là lựa chọn tối ưu nhất.
- Ngoài ra, các bộ làm mát bằng nước có thiết kế bắt mắt. Nếu như bạn để ý thì các tản nhiệt này sẽ được kết hợp với đèn LED để cho ra những thùng máy tính đẹp mắt.
- Các loại tản nhiệt bằng nước sẽ không gây ra tiếng ồn làm bạn mất tập trung khi sử dụng.
- Bạn cũng không cần vệ sinh và bảo dưỡng chúng quá nhiều. Do không ma sát nhiều với không khí nên quạt sẽ ít bám bụi.
Còn khuyết điểm của hệ thống tản nhiệt nước là gì?
- Hiện tại thì các tản nhiệt nước vẫn có có giá khá cao. Vì thế rất nhiều người e ngại khi sử dụng nó.
- Do cấu tạo phức tạp nên nó cũng đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt khá phức tạp. Bạn phải thật sự am hiểu thì mới có thể lắp đặt, vệ sinh và sửa chữa nó được.
- Khi bị rò rỉ nước, nó sẽ gây thiệt hại lớn vừa về bộ tản nhiệt lại vừa về các phần cứng khác.
Khi lựa chọn tản nhiệt cho máy tính để bàn chơi game, bạn cần quan tâm xem máy tính của mình thuộc loại máy tính nào và khả năng tài chính, nhu cầu của bạn ra sao. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra CPU và kích thước của vỏ thùng máy sẽ phù hợp với loại tản nhiệt nào.
Thành phần cuối cùng bạn cần quan tâm khi chọn máy tính để bàn chơi game là vỏ máy tính – Gaming PC’s Case
Khi bạn đã lựa chọn đầy đủ các linh kiện cho máy tính thì bạn cũng nên chọn cho máy của bạn một chiếc áo. Vỏ máy này sẽ đóng vai trò là một chiếc áo cho máy tính của bạn. Nó sẽ là nơi để bạn gắn tất cả phụ kiện vào trong và chức năng chính của case là để gắn và bảo vệ linh kiện bên trong. Hơn nữa thì vỏ máy tính đẹp sẽ tăng tính thẩm mỹ cho máy tính của bạn.
Tuy nhiên, việc lựa chọn vỏ máy cũng rất quan trọng. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người ta phải chọn mua các mẫu vỏ case máy tính giá 2 – 3 triệu đồng. Trong khi chỉ cần vài trăm ngàn cũng có thể kiếm được một sản phẩm với chức năng tương tự?
Câu trả lời của Techaz.vn là ngoài việc đẹp hơn, các vỏ case máy tính đắt tiền sẽ mang tới rất nhiều lợi ích về cả hiệu năng cũng như trải nghiệm sử dụng.
Tuy nhiên nó chỉ mang hiệu năng cao nhất trong trường hợp bạn chọn mua được một vỏ case phù hợp với những thành phần còn lại của máy tính.
Có những nguyên tắc giúp bạn có thể lựa chọn những vỏ case máy tính phù hợp nhất. Bạn có thể dựa vào nguyên tắc này để lựa chọn vỏ case phù hợp nhất.
Nguyên tắc thứ nhất là bạn lựa chọn vỏ case máy tính sao cho vừa vặn nhất.
Bạn không nên nghĩ rằng cứ mua case to và đắt tiền là đẹp và phù hợp nhất. Mặc dù nó nhìn rất là thoáng mát nhưng linh kiện phía bên trong đó không hề phù hợp thì nó cũng không mang lại hiệu quả cao nhất. Nó chỉ khiến bạn tốn tiền hơn mà thôi.
Để mua case vừa vặn nhất, bạn nên nhớ một số kích thước mainboard phổ biến như Mini ITX, M-ATX và ATX. Tương ứng với các loại bo mạch chủ này sẽ có nhiều kích thước vỏ case tiêu chuẩn khác nhau. Vì thế bạn hãy cân đối giữa mainboard và vỏ case trước tiên.
Nếu bạn đã mua máy tính và trong đó chỉ bao gồm các thành phần linh kiện cơ bản, bạn có thể chọn mua vỏ case máy tính chơi game theo nguyên tắc sau:
- Mainboard Mini-ITX sẽ phù hợp với loại Case Small Form Factor. Loại case này sẽ có kích cỡ nhỏ và vuông vắn. Với các bạn thích tiết kiệm không gian thì vỏ case này rất phù hợp vì nó chiến rất ít không gian.
- Mainboard M-ATX sẽ phù hợp với loại Case Mini Tower. Mini case là loại case đứng với kích thước nhỏ gọn. Nó thường cao từ 35cm tới 40cm. Loại case này được thiết kế bên thường có từ 1 đến 2 khay cho ổ đĩa quang SSD và HDD. Mini Tower sẽ có kích thước khá hẹp nên bạn chỉ gắn được micro ATX mà thôi. Với loại case này bạn chỉ gắn được 1 card đồ họa mà thôi. Loại case này sẽ khó đi dây và cũng sẽ ảnh hưởng đến độ lưu thông khí trong quá trình tản nhiệt.
- Với Mainboard ATX thì phù hợp với Case Mid Tower. Đây là loại case phổ biến với kích thước trung bình. Bên trong case cũng có nhiều lỗ trống để bạn lắp linh kiện và dễ điều chỉnh phụ kiện hơn. Case mid tower có chiều cao khoảng từ 43cm – 53cm và có khoảng 3-4 khay cho ổ đĩa quang – SSD và HDD các loại. Case cũng sẽ có đủ chỗ cho 2 card đồ họa nếu bạn có ý định sử dụng. Tuy nhiên thì một số loại case mid tower sẽ không hỗ trợ tản nhiệt nước. Việc đi dây, tản nhiệt và vệ sinh cũng dễ dàng và đơn giản hơn.
- Nếu bạn có nhiều linh kiện cần gắn hơn thì loại case Full Tower hầm hố sẽ phù hợp hơn với bạn. Nó là loại case rất to, cao khoảng 56cm – 86cm và có hơn 5 khay để bạn gắn ổ đĩa quang – SSD và HDD các loại. Với loại case này, bạn có thể thoải mái gắn tản nhiệt nước, đặc biệt là loại tản nhiệt nước custom. Vì không gian rộng nên việc đi dây bên trong sẽ rất dễ dàng nhưng bù lại bạn phải có không gian rộng rãi để đặt thùng máy. Loại case này sẽ khá đắt tiền nhưng lợi ích thiết thực không cao.
- Loại case siêu vĩ đại ULTRA TOWER/ SUPER TOWER thường cao khoảng 68cm trở lên và có không gian bên trong rộng thênh thang. Bạn có thể cắm được mọi loại motherboard từ nhỏ đến to như SSI CEB và SSI EEB. Bạn có thể tưởng tượng nó như một cái tủ lạnh mini. Còn về chất lượng thì vô cùng tốt, kèm theo đó là giá cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại case đặc biệt được nhiều game thủ đặt làm riêng như:
- MODULAR CASE
Loại case này sẽ khá giống với các loại case bình thường nhưng bạn có thể tự do tháo lắp và tùy chỉnh. Loại case này sẽ cho bạn tháo lắp từng bộ phận một cách riêng biệt như khi bạn chơi trò Lego vậy. Bạn có thể tự do tháo lắp thêm bớt linh kiện mà không theo khuôn mẫu nào cả. Với loại case này nó sẽ có kích thước của một Mid tower nhưng rất dễ đi dây, lắp các loại tản nhiệt,…hoàn toàn theo sở thích của bạn mà không phải theo một mẫu nào từ nhà sản xuất.
- MOD TOWER
Nó có dạng tower bình thường, nhưng kích thước bên trong lẫn bên ngoài sẽ không có tiêu chuẩn riêng nào. Bạn có thể xếp các case này đặt chồng lên nhau. Hơn nữa, trên nóc và dưới đáy của case thường sẽ có rãnh trượt hoặc các khớp để bạn đặt chồng lên case khác và tạo thành một khối. Loại case này có kích thước không cố định, thường sẽ bằng một mini tower hoặc có khi nhỏ hơn. Tuy nhiên, việc lắp đặt tản nhiệt sẽ rất khó và nếu lắp tản nhiệt nước thì chỉ lắp được loại AIO.
- LAN BOX
Lan Box là case có dạng khối hộp và sử dụng với mục đích di động. Loại case này sẽ có chức năng chính là vận chuyển dễ dàng, bạn có thể cầm và xách trên tay, tiện cho những trận đấu LAN. Nó không có kích thước tiêu chuẩn nhưng lại có thể đáp ứng đầy đủ như một case mid tower nhưng ở dạng hình khối hộp. Bạn có thể tháo lắp chúng từ đầu đến chân để gắn hoặc đổi linh kiện.
- Case Bench Table / Test Bench
Loại case này đơn giản là một cái khung để bạn gắn linh kiện. Nó sẽ cho bạn test hiệu năng phần cứng vì nó chỉ có một cái khung đơn giản và không có nắp đậy nào cả. Việc tháo lắp các phần cứng sẽ vô cùng dễ dàng.
- WALL MOUNT
Loại case này sẽ tương tự như Bench Table / Test Bench. Nó có khác loại Bench Table một chút là thay vì linh kiện sẽ gắn vào một cái khung như case Bench Table / Test Bench, thì ở case wall mount, linh kiện sẽ gắn vào một mặt phẳng rộng. Thường thì case này sẽ chỉ có một tấm kính phía trước mặt linh kiện, chủ yếu là cho đẹp. Bạn có thể kết hợp case này với tản nhiệt nước custom để tăng độ đẹp.
- HTPC
Home Theater PC hay HTPC là loại case có ngoại hình giống đầu đĩa DVD. Loại case này có kích thước vô cùng nhỏ và gọn. Nó thích hợp sử dụng cho những ai muốn một chiếc máy tính đáp ứng được những nhu cầu cơ bản và cả giải trí gia đình. Tuy nhỏ gọn nhưng nó không có nhiều khoảng trống nên mọi linh kiện sẽ được giảm xuống mức tối thiểu. Một số case HTPC thì sẽ đủ chỗ để bạn gắn card đồ họa và nguồn vào, số khác thì làm nhỏ hơn nên không gắn được card đồ họa còn nguồn thì có sẵn luôn trong case.
Ngoài việc tính toán kích thước vỏ case tương đối cùng mainboard thì bạn còn phải quan tâm tới kích thước VGA nữa. Một vỏ case có kích thước vừa vặn không chỉ giúp bạn tăng độ khả thi trong lắp đặt, mà nó còn ảnh hưởng cực lớn tới thẩm mỹ cũng như không gian cho việc làm mát. Bạn nên chú ý lựa chọn case sao cho phù hợp nhất.
Nguyên tắc thứ hai là case phải có đủ các cổng trợ năng.
Việc này sẽ vô cùng quan trọng đấy. Với nhiều người thì chỉ cần mặt trước case có 1 cổng USB 2.0 cùng audio I/O là đủ, nhưng máy tính để bàn chơi game có đòi hỏi hơn thế nữa.
Ngoài các cổng kết nối nằm ở mặt sau, các mainboard hiện nay thì case còn cần thêm các cổng hỗ trợ ở mặt trước. Không tính tới một số cổng quen thuộc như Audio hay USB 2.0 / 3.0, các mainboard cao cấp có thể hỗ trợ xuất ra cổng quang, hay USB sạc nhanh.
Với các sản phẩm cao cấp thì nhà sản xuất cũng hỗ trợ sẵn hệ thống điều khiển quạt và theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống.
Nguyên tắc thứ ba là vỏ case máy tính phải mát
Ngoài yếu tố thẩm mỹ và chứa tất cả linh kiện máy tính. Thì case cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình lưu thông không khí bên trong nó.
Với những vỏ case tốt thì chắc chắn đã được tính toán thiết kế sao cho các luồng khí nóng không bị tắc lại bên trong bộ máy. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào:
- Số lượng quạt gió mà vỏ case hỗ trợ lắp đặt.
- Những khay lắp radiator ở nhiều mặt có hỗ trợ thoát khí hay không.
- Người dùng có thể dựa vào các khay lắp để thiết lập chiều hút và thổi gió.
Nguyên tắc cuối cùng là vỏ case máy tính phải đẹp
Đây là một điều chắc chắn rồi. Ai lại muốn chọn mua một vỏ case xấu xí để ảnh hưởng đến tâm trạng của mình? Tuy nhiên việc đánh giá vỏ case thế nào là một vỏ case máy tính đẹp là điều vô cùng khó khăn. Bởi guu thẩm mỹ của từng người luôn có sự khác biệt nhất định. Nhưng chúng tôi sẽ có một vài lưu ý giúp bạn.
- Thứ nhất, bạn không nên chọn các vỏ case có mặt hông mica và kính.
- Nếu như màn hình, bàn phím và chuột của bạn có phong cách trang nhã, ít màu mè, thì việc chọn mua 1 vỏ case với nhiều đèn LED sẽ không thực sự phù hợp với tổng thể dàn máy tính chơi game của bạn.
- Thứ ba là về việc custom vỏ máy. Việc độ lại một vỏ case luôn là một lựa chọn không hề tồi. Ngoài tiết kiệm chi phí thì nó sẽ giúp bạn có một hệ thống độc đáo. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo việc này không ảnh hưởng tới hoạt động của các thành phần bên trong.
Một vài cấu hình máy tính để bàn chơi game mạnh mẽ với giá rẻ bạn có thể tham khảo
Bộ máy tính để bàn chơi game giá rẻ phù hợp chơi PUBG
Máy tính để bàn dùng để chơi game PUBG sẽ sở hữu thiết kế khá nổi bật. Bạn có thể tham khảo loại cấu hình dưới đây:
- Thứ nhất là về bộ vi xử lý CPU, bạn có thể chọn chip Intel Core i3 – 3220 (3.3GHz/ 2Core/ 4Thread/ 3Mb Cache). Hoặc bạn muốn cao cấp hơn có thể chọn Core i5 – 2400.
- Về dùng lượng thì bạn cần dung lượng RAM: 8GB DDR3 hoặc có thể là 16GB.
- Bạn nên chọn máy có 2 ổ cứng gồm SSD 120GB và HDD 500GB.
- Card đồ họa thì bạn có thể chọn Nvidia Geforce GTX 750Ti để có độ phân giải rõ nét nhất. Hoặc có thể chọn VGA GTX 750Ti thì chất lượng cũng rất tốt.
Bộ máy tính để bàn chơi game – MT01 – GTX 1050 Ti
Đây là mẫu bộ máy tính để bàn chơi game dành cho những bạn thích lắp ráp. Nó đang được nhiều người lựa chọn vì giá cả rất phù hợp. Tuy giá rẻ nhưng hiệu suất không hề nhỏ chút nào. Cấu hình cơ bản của bộ máy tính để bàn chơi game này gồm có:
Mainboard là B75 thiết kế khoa học và hiện đại nhất.
Bộ vi xử lý CPU của Intel Core i5 – 3470 (3.2GHz Turbo 3.6GHz/ 4Core/ 4Thread/ 6Mb Cache).
Bộ nhớ RAM là 8GB DDR3.
Nó được trang bị ổ cứng SSD 120GB và HDD 500GB.
Card đồ họa là Nvidia Geforce GTX 1050 2GB.
Máy tính để bàn chơi game tự lắp ráp Dell Precision T1700
Đây là một bộ sản phẩm đến từ nhà Dell. Dell Precision T1700 là sản phẩm thế hệ mới sở hữu một kiểu dáng đẹp, khá thời trang và hiện đại. Nó sẽ khiến người dùng có ấn tượng mạnh từ lần đầu nhìn thấy. Thiết kế thùng máy màu đen truyền thống cùng với các chi tiết gọn gàng, bố trí khoa học đang là lựa chọn được nhiều game thủ lựa chọn.
Ngoài ra thì Dell WorkStation T1700 còn sở hữu độ bền cao, cấu hình vô cùng mạnh mẽ đủ để đáp ứng nhu cầu chuyên nghiệp trong xử lý đồ họa, chơi game và giải quyết công việc văn phòng ưu việt nhất.
Bạn có thể lựa chọn nhiều loại cấu hình cho máy sao cho phù hợp với khả năng của mình nhất.
Cấu hình 1 sẽ bao gồm:
- Bộ vi xử lý CPU: Core i3 4130.
- Bộ nhớ RAM: 16GB.
- Ổ cứng: SSD 128GB và HDD 1TB.
- Card đồ họa: VGA Quadro K600.
Cấu hình 2 sẽ bao gồm:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i3 4130
- Bộ nhớ RAM: 16G
- Ổ cứng: SSD 128GB và HDD 1TB
- Card đồ họa: VGA Geforce GTX 750 Ti.
Cấu hình 3 bao gồm:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i5 4570.
- Bộ nhớ RAM: 16GB.
- Ổ cứng gồm SSD 128GB và HDD 1TB.
- Card đồ họa là VGA Quadro K600.
Cấu hình 4 sẽ gồm những linh kiện như:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Xeon E3-1225 V3.
- Bộ nhớ RAM: 16GB.
- Ổ cứng: SSD 128GB và HDD 1T
- Card đồ họa: VGA Quadro K600.
Bộ máy tính để bàn chơi game HP Workstation Z230
Đây là một bộ sản phẩm máy tính để bàn chơi game được đồng bộ tối ưu hóa về đồ họa, thiết kế, tầm trung kiểu dáng đẹp thiết kế hiện đại thời trang.
Hp WorkStation Z230 sở hữu khả năng vượt trội với cấu hình mạnh mẽ, khả năng xử lý nhanh chóng, đáp ứng tốt các tính năng cơ bản dùng trong văn phòng, dựng phim đồ họa đa năng và chơi Game vô cùng mượt mà.
Cấu hình 1:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i3 4130.
- Bộ nhớ RAM: RAM 16GB.
- Ổ cứng: HDD 1TB.
- Card đồ họa: VGA Quadro K600.
Cấu hình 2 bao gồm linh kiện như:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i3 4130.
- Bộ nhớ RAM: 16GB.
- Ổ cứng: HDD 1TB.
- Card đồ họa: VGA Geforce GTX 750 Ti.
Cấu hình 3:
- Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i5 4570.
- Bộ nhớ RAM: 16GB.
- Ổ cứng: SSD 128GB và HDD 1TB.
- Card đồ họa: VGA Quadro K600.
Trên đây là tất cả nhưng lưu ý cũng như những thành phần mà bạn cần quan tâm để có thể lựa chọn một dàn máy tính để bàn chơi game tốt nhất trong tầm giá. Những yếu tố nhỏ như linh kiện, tản nhiệt, màn hình, CPU,GPU,… lại là thành phần quan trọng nhất để máy tính để bàn chơi game của bạn hoạt động ổn định và mạnh mẽ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự tin lựa chọn cho mình một bộ máy tính để bàn chơi game sao cho phù hợp nhất với bạn. Chúc bạn thành công!